Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị cấp cao liên quan vừa diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, một trong những kết quả quan trọng nhất là tuyên bố của 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác (gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) về việc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hướng tới xây dựng một khu vực thương mại tự do rộng lớn.
Cơ chế hợp tác mới này cùng với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do ba bên Trung-Nhật-Hàn (CJK FTA) có thể đẩy nhanh tốc độ của đoàn tàu tự do hóa thương mại trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bước tiến lớn trong hội nhập kinh tế khu vực
Dù các nước trong khu vực Đông Á đã tích cực gắn kết trong sản xuất và thương mại nhiều thập niên, hội nhập kinh tế chính thức là một sáng kiến tương đối mới. Các nước ASEAN đã giữ vững vị trí trung tâm bằng cách xây dựng các Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) và các hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với mỗi nước trong 6 đối tác kể trên.
Trước khi xây dựng RCEP, các nước Đông Á đã bắt đầu bằng một thỏa thuận khu vực là ACFTA, liên quan đến ASEAN +3 đối tác, và CEPEA liên quan đến 3 đối tác khác. Tuy nhiên, hai nỗ lực này không có sự tham gia đầy đủ và đồng thời của ASEAN và 6 nước đối tác, chủ yếu do sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản, khi mỗi nước ưu tiên một thỏa thuận hợp tác thương mại khác nhau với ASEAN.
RCEP nhằm mục đích cải thiện đáng kể các hiệp định thương mại ASEAN +1 đã ký kết bằng cách tích hợp chúng vào một gói toàn diện và cũng đồng thời khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực. Lợi ích tiềm năng từ những thỏa thuận hợp tác thương mại như vậy là rất lớn, mà theo một số tính toán có thể nhiều gấp 3 lần so với những lợi ích có thể có từ sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Quan trọng hơn, một thỏa thuận như vậy có khả năng làm giảm sự phức tạp của tình hình hiện nay, khi đang có 5 năm FTA/EPA giữa ASEAN và các đối tác, chưa kể một số hiệp định song phương giữa các thành viên ASEAN riêng biệt và các đối tác của họ.
Việc có hàng chục thỏa thuận ưu đãi thương mại trong khu vực đã dẫn đến tình trạng gia tăng cái gọi là “Hội chứng bát mì”, làm giảm những lợi ích tiềm năng từ hội nhập kinh tế quốc tế, khi lĩnh vực kinh doanh phải chú ý đến các quy tắc khác nhau của các FTA khác nhau, đồng thời cũng làm tăng chi phí cho việc có được các ưu đãi. Tình trạng chồng chéo một phần là do thiếu tầm nhìn hướng đến hội nhập kinh tế Đông Á. Trong khi châu Âu mất hơn một thập niên để thảo luận về thỏa thuận thương mại của châu lục thì hàng chục thỏa thuận song phương giữa các quốc gia Đông Á đã mọc lên như nấm trong vài năm qua mà không có một tầm nhìn cho sự hội nhập lớn hơn và sâu sắc hơn.
Trong tương lai, RCEP có thể trở thành chất xúc tác cho các sáng kiến hội nhập khu vực hài hòa hơn, với quan hệ đối tác kinh tế được xây dựng trên những thực tiễn tốt nhất hiện có của các FTA ASEAN +1. Chỉ riêng tên gọi RCEP đã cho thấy vai trò trung tâm của Hiệp hội trong việc xác định hướng hội nhập khu vực trong tương lai, một điều sẽ càng làm nổi bật sự khác biệt đáng kể so với các nỗ lực trước đây của ACFTA được Trung Quốc ưa chuộng, hoặc CEPEA do Nhật Bản khởi xướng. Vai trò trung tâm của ASEAN đưa đến một cơ hội tốt hơn cho các quốc gia tìm kiếm nền tảng chung cho hội nhập khu vực.
RCEP được nhìn nhận là một trong những con đường hướng đến việc hình thành một khu vực thương mại tự do toàn khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương, cùng với các sáng kiến khác như TPP và CJK FTA, Với sự tham gia của 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương hiện chiếm khoảng 1/3 thương mại và GDP toàn cầu, RCEP sẽ là một hiệp định thương mại tự do khổng lồ, tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất, ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường phương Tây đang gặp khó. Tổng Thư ký ASEAN sắp mãn nhiệm Surin Pitsuwan nhận định một RCEP thành công sẽ tiếp tục củng cố sự dịch chuyển "quyền lực kinh tế toàn cầu" từ phương Tây sang châu Á.
Những thuận lợi và khó khăn
Các cuộc thương lượng RCEP có thể được bắt đầu vào đầu năm tới và phải hoàn tất trước cuối năm 2015. Song việc đạt được một thỏa thuận có chất lượng cao nhằm tự do hóa hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa 16 nước với những nền tảng đa dạng sẽ là một thách thức lớn. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều thách thức đối với ASEAN trong việc đóng vai trò quan trọng trong RCEP mà trước hết là cam kết của các thành viên với tiến trình hội nhập, cả ở cấp chung ASEAN hay với các đối tác. Các nhà phân tích cũng chỉ ra một trở ngại không nhỏ đối với việc hoàn thành RCEP là sự hiện diện của TPP do Mỹ chủ xướng.
Mối quan ngại rất lớn hiện nay là một loạt vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước tham gia RCEP, nhất là trong năm nay quan hệ chính trị - ngoại giao và kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc có nhiều biến động. Trong quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN cũng có những tranh chấp tương tự. Tuy nhiên, ông Pitsuwan cho rằng các tranh chấp này có thể được xử lý một cách độc lập và xu hướng thắt chặt quan hệ kinh tế và thương mại sẽ vẫn tiếp tục. Điều này được minh chứng bằng việc bộ trưởng thương mại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc ngày 20/11 đã chính thức tuyên bố các cuộc đàm phán nhằm ký kết FTA ba bên sẽ bắt đầu được khởi động vào đầu năm tới, dọn đường cho việc thành lập một khối thương mại lớn giữa ba nước láng giềng châu Á đang chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu.
Một quan chức Bộ Thương mại Nhật Bản nói rằng nước này sẵn sàng đảm đương vai trò trụ cột trong các cuộc đàm phán trong khi đã thúc đẩy việc đưa ASEAN+6 trở thành một diễn đàn hợp tác ở châu Á. Nhật Bản được cho là sẽ được hưởng lợi lớn từ RCEP bởi đang có một mạng lưới cung cấp linh kiện ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc dù ưu tiên nhiều hơn cho mối quan hệ hợp tác trong ASEAN + 3 song rõ ràng đã ủng hộ RCEP vì Bắc Kinh cũng thấy được nhiều cái lợi trong tiến trình này.
Vấn đề là những dàn xếp hiện tại của TPP, trong đó không bao gồm một số nước thành viên ASEAN và một số đối tác của ASEAN, có thể anhr hưởng ở mức độ nào đó đến tiến trình hội nhập Đông Á và có khả năng làm gia tăng sự phức tạp của các thoả thuận kinh tế trong khu vực. Điểm khác biệt khá lớn giữa TPP và RCEP là TPP không có sự tham dự của Trung Quốc, còn trong RCEP thì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ đóng vai trò quan trọng./.
Cơ chế hợp tác mới này cùng với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do ba bên Trung-Nhật-Hàn (CJK FTA) có thể đẩy nhanh tốc độ của đoàn tàu tự do hóa thương mại trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bước tiến lớn trong hội nhập kinh tế khu vực
Dù các nước trong khu vực Đông Á đã tích cực gắn kết trong sản xuất và thương mại nhiều thập niên, hội nhập kinh tế chính thức là một sáng kiến tương đối mới. Các nước ASEAN đã giữ vững vị trí trung tâm bằng cách xây dựng các Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) và các hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với mỗi nước trong 6 đối tác kể trên.
Trước khi xây dựng RCEP, các nước Đông Á đã bắt đầu bằng một thỏa thuận khu vực là ACFTA, liên quan đến ASEAN +3 đối tác, và CEPEA liên quan đến 3 đối tác khác. Tuy nhiên, hai nỗ lực này không có sự tham gia đầy đủ và đồng thời của ASEAN và 6 nước đối tác, chủ yếu do sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản, khi mỗi nước ưu tiên một thỏa thuận hợp tác thương mại khác nhau với ASEAN.
RCEP nhằm mục đích cải thiện đáng kể các hiệp định thương mại ASEAN +1 đã ký kết bằng cách tích hợp chúng vào một gói toàn diện và cũng đồng thời khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực. Lợi ích tiềm năng từ những thỏa thuận hợp tác thương mại như vậy là rất lớn, mà theo một số tính toán có thể nhiều gấp 3 lần so với những lợi ích có thể có từ sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Quan trọng hơn, một thỏa thuận như vậy có khả năng làm giảm sự phức tạp của tình hình hiện nay, khi đang có 5 năm FTA/EPA giữa ASEAN và các đối tác, chưa kể một số hiệp định song phương giữa các thành viên ASEAN riêng biệt và các đối tác của họ.
Việc có hàng chục thỏa thuận ưu đãi thương mại trong khu vực đã dẫn đến tình trạng gia tăng cái gọi là “Hội chứng bát mì”, làm giảm những lợi ích tiềm năng từ hội nhập kinh tế quốc tế, khi lĩnh vực kinh doanh phải chú ý đến các quy tắc khác nhau của các FTA khác nhau, đồng thời cũng làm tăng chi phí cho việc có được các ưu đãi. Tình trạng chồng chéo một phần là do thiếu tầm nhìn hướng đến hội nhập kinh tế Đông Á. Trong khi châu Âu mất hơn một thập niên để thảo luận về thỏa thuận thương mại của châu lục thì hàng chục thỏa thuận song phương giữa các quốc gia Đông Á đã mọc lên như nấm trong vài năm qua mà không có một tầm nhìn cho sự hội nhập lớn hơn và sâu sắc hơn.
Trong tương lai, RCEP có thể trở thành chất xúc tác cho các sáng kiến hội nhập khu vực hài hòa hơn, với quan hệ đối tác kinh tế được xây dựng trên những thực tiễn tốt nhất hiện có của các FTA ASEAN +1. Chỉ riêng tên gọi RCEP đã cho thấy vai trò trung tâm của Hiệp hội trong việc xác định hướng hội nhập khu vực trong tương lai, một điều sẽ càng làm nổi bật sự khác biệt đáng kể so với các nỗ lực trước đây của ACFTA được Trung Quốc ưa chuộng, hoặc CEPEA do Nhật Bản khởi xướng. Vai trò trung tâm của ASEAN đưa đến một cơ hội tốt hơn cho các quốc gia tìm kiếm nền tảng chung cho hội nhập khu vực.
RCEP được nhìn nhận là một trong những con đường hướng đến việc hình thành một khu vực thương mại tự do toàn khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương, cùng với các sáng kiến khác như TPP và CJK FTA, Với sự tham gia của 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương hiện chiếm khoảng 1/3 thương mại và GDP toàn cầu, RCEP sẽ là một hiệp định thương mại tự do khổng lồ, tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất, ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường phương Tây đang gặp khó. Tổng Thư ký ASEAN sắp mãn nhiệm Surin Pitsuwan nhận định một RCEP thành công sẽ tiếp tục củng cố sự dịch chuyển "quyền lực kinh tế toàn cầu" từ phương Tây sang châu Á.
Những thuận lợi và khó khăn
Các cuộc thương lượng RCEP có thể được bắt đầu vào đầu năm tới và phải hoàn tất trước cuối năm 2015. Song việc đạt được một thỏa thuận có chất lượng cao nhằm tự do hóa hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa 16 nước với những nền tảng đa dạng sẽ là một thách thức lớn. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều thách thức đối với ASEAN trong việc đóng vai trò quan trọng trong RCEP mà trước hết là cam kết của các thành viên với tiến trình hội nhập, cả ở cấp chung ASEAN hay với các đối tác. Các nhà phân tích cũng chỉ ra một trở ngại không nhỏ đối với việc hoàn thành RCEP là sự hiện diện của TPP do Mỹ chủ xướng.
Mối quan ngại rất lớn hiện nay là một loạt vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước tham gia RCEP, nhất là trong năm nay quan hệ chính trị - ngoại giao và kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc có nhiều biến động. Trong quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN cũng có những tranh chấp tương tự. Tuy nhiên, ông Pitsuwan cho rằng các tranh chấp này có thể được xử lý một cách độc lập và xu hướng thắt chặt quan hệ kinh tế và thương mại sẽ vẫn tiếp tục. Điều này được minh chứng bằng việc bộ trưởng thương mại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc ngày 20/11 đã chính thức tuyên bố các cuộc đàm phán nhằm ký kết FTA ba bên sẽ bắt đầu được khởi động vào đầu năm tới, dọn đường cho việc thành lập một khối thương mại lớn giữa ba nước láng giềng châu Á đang chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu.
Một quan chức Bộ Thương mại Nhật Bản nói rằng nước này sẵn sàng đảm đương vai trò trụ cột trong các cuộc đàm phán trong khi đã thúc đẩy việc đưa ASEAN+6 trở thành một diễn đàn hợp tác ở châu Á. Nhật Bản được cho là sẽ được hưởng lợi lớn từ RCEP bởi đang có một mạng lưới cung cấp linh kiện ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc dù ưu tiên nhiều hơn cho mối quan hệ hợp tác trong ASEAN + 3 song rõ ràng đã ủng hộ RCEP vì Bắc Kinh cũng thấy được nhiều cái lợi trong tiến trình này.
Vấn đề là những dàn xếp hiện tại của TPP, trong đó không bao gồm một số nước thành viên ASEAN và một số đối tác của ASEAN, có thể anhr hưởng ở mức độ nào đó đến tiến trình hội nhập Đông Á và có khả năng làm gia tăng sự phức tạp của các thoả thuận kinh tế trong khu vực. Điểm khác biệt khá lớn giữa TPP và RCEP là TPP không có sự tham dự của Trung Quốc, còn trong RCEP thì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ đóng vai trò quan trọng./.
Lê Minh (TTXVN)