Gặp Quang Tèo vào một chiều hè rực nắng. Thật lạ, con người "lửa" hơn nắng gắt này lại làm mát cả mùa hè khi bảo: Cuộc đời thật ra chỉ cần cười thoải mái vậy thôi! Hề hề…
“Tèo” mà thành thương hiệu
Tên “Tèo” là tên của một nhân vật trong kịch đã lợi dụng tật khoèo tay để bán rượu lậu. Anh vào vai ấy hẳn là “ăn” quá nên từ năm 1983 bạn bè đã gọi anh là Quang Tèo. Nhưng phải đến khi lên truyền hình với “Gặp nhau cuối tuần” cùng Giang Còi diễn hài thì Quang Tèo mới trở thành “nghệ danh” của anh.
Quang Tèo thốt lên: Kể cũng lạ thật. Nói “tèo” là không may, là hỏng thế mà với tôi lại là hóa hay. Hề hề… Này nhé, làm cái gì hỏng, cái gì mất mát thì người ta bảo là “tèo rồi”. Tôi có kỷ niệm: một lần gặp nữ khán giả hâm mộ ở Hà Tây. Cố ấy bảo: Chào anh quang Teo ! Thế có chết không, Teo thì thôi rồi ! Hề hề…
Ngay cả về cái vai Tèo cũng có kỷ niệm đáng nhớ đấy nhé! Tôi đóng vai khoèo tay cụp tay xuống đi lại lúc lắc mãi mỏi nhừ nên xoay tay lên cho đỡ mỏi. Thế là khán giả tinh phát hiện ngay: Ban nãy anh ta khoèo xuống, sao bây giờ sao lại “ngóc lên” thế kia? Hề hề… Khốn khổ cũng vì là người nổi tiếng
Tôi hỏi: Nếu anh đi diễn nhiều thế thì thể nào anh cũng có nhiều “em” mê, anh bảo: Ấy chết, có tiếng thôi chả có miếng gì đâu. Bực chết đi được! Chỉ có mỗi Cám ở nhà thôi, tìm mãi chả thấy Tấm nào.
"Đến đâu người ta cũng nhận ra Quang Tèo và “soi ngay.” Người bình thường muốn sao cũng được. Mình vừa xuất hiện trẻ con xúm cả đàn, người lớn thì chào hỏi hoặc tò mò “theo dõi.” Cũng khổ lắm, muốn ăn miếng ngon cũng khó khăn. Vào chỗ đông người ăn, thì cứ vừa ăn vừa gật đầu chào, bị “soi” khi ăn thì còn gì là ngon nên đi ăn bát phở cũng phải kiếm chỗ nào cho văng vắng.
"Kinh nhất là vào quán bia. Các bố đang cao hứng ai cũng đòi “anh trăm phần trăm với em một lần.” Có chục ông một bàn bia, không ông nào chịu kém ông nào. Mình nể mà uống đủ với người mời thì "trăm phần trăm đi viện!" Nhưng, khán giả lúc đó đang có hơi men, lại quí nghệ sĩ, mình từ chối thì lại mang tiếng là kiêu, ôi thôi là mệt.
Anh kể: Có lần tôi và bác Phạm Bằng đi lưu diễn. Một doanh nhân quý quá nói rất thật: Tôi mê anh Phạm Bằng, còn vợ tôi mê tiếng cười của anh. Cô ấy bảo anh cười thích không tả được. Anh cười như cho thóc cho gạo, cười như… đười ươi! Hề hề …Thế cũng là khen!
Tôi gặng, đến "cười như đười ươi" mà người ta vẫn mê, thế nào mà chả có chút rung động nhỉ?
- Gớm, ăn còn chả xong, còn rung sao nổi? Yên lòng với Cám thôi…Hề hề. Nói vậy chứ mình đã lấy vợ muộn, lại sau hàng chục năm mới có con nên quý gia đình lắm.
Tôi là một người lính, chất lính ngấm trong máu rồi
Là diễn viên của Nhà hát kịch Quân đội, không phải không có lúc bị đặt ra vấn đề "chân ngoài dài hơn chân trong". Quang kể, ngày trước trả lời phỏng vấn trên báo Thể Thao& Văn hóa của Thông tấn xã Việt Nam, có nói về việc chạy đi chạy lại để đóng phim (ngoại tình) và diễn kịch phục vụ đồng bào, quân đội. Thế là "suýt tèo," vì lãnh đạo đặt ra câu hỏi: Làm nghệ thuật, làm nghề, làm lính mà "chạy sô" như thế thì không tốt được điều gì! Mình ngẫm cũng đúng, nên từ đó, trong ngoài là phải rất tách bạch, hề hề.
Trước khi là một diễn viên hài Quang Tèo-Tiến Quang được công chúng biết đến đã là một nghệ sĩ chính kịch. Và ở những vai rất bi kịch anh đều đảm nhiệm khá tốt. Anh là một trong những nghệ sĩ có xúc cảm dồi dào. Vì thế việc nhập vai của anh rất hết mình. Tuy nhiên, nếu không diễn hài thì anh đã không trở thành Quang Tèo.
Anh kể: Một mình anh phải “gánh” kinh tế cho cả gia đình. Vợ anh đẻ sinh đôi một trai, một gái nên chỉ xoay với con đã mệt rồi, chị không đi làm. Cũng may, Đoàn kịch Quân đội (nay là Nhà hát Quân đội) thông cảm tạo điều kiện cho đi đóng phim, diễn hài. Nếu không anh đã không thể nuôi gia đình mà cũng chả có Quang Tèo ngày hôm nay.
Anh còn khoe vui: nếu chỉ là diễn viên kịch nói đơn thuần thì việc anh được mời đi diễn, đi giao lưu ở 7 nước châu Âu là không tưởng. Và anh cũng không thể là người đầu tiên mua ô tô trong đoàn. Nhưng chỉ là người đầu tiên có xe thôi, chứ bây giờ có 5 - 6 anh em đi ôtô rồi. Mà xe họ đắt gấp 4-5 lần xe mình ấy chứ. Hề hề...
Quang Tèo cho biết, anh cũng không hề phụ lòng đơn vị công tác của mình, nhiệm vụ, vai diễn nào được giao cũng hoàn thành "tròn vai." Mặt khác, diễn bên ngoài hợp tác với các nghệ sĩ nhiều nơi, trở về mình học hỏi được rất nhiều. Cái nhìn rộng mở, cách diễn cũng thoáng hơn, chất đời sống sinh động hơn. Thêm nữa, nếu được nhân dân đón nhận thì việc tôi có chút tên với người xem cũng góp phần vì Nhà hát của mình vì ở đâu đâu tôi cũng hãnh diện nói về “xuất thân” từ Nhà hát kịch quân đội.
Là người lính, chất lính ngấm trong máu ấy nên tính tình tôi có phần cứng nhắc nhưng chính sự nghiêm túc được tôi rèn trong quân ngũ khiến ra ngoài làm việc với ai người ta cũng rất tin tưởng, từ thái độ đến giờ giấc làm việc, Quang Tèo bộc bạch.
Mà chả cần Quang nói, từ cuộc hẹn phỏng vấn của mình tôi đã rút ra được điều đó. Vì lý do khách quan, tôi đến muộn ít phút, tìm gần đến nơi, tôi điện thoại hỏi xem ở chỗ nào để định hướng cho nhanh liền được một tràng: "Cà phê Trung Nguyên to vật vã giữa ngã ba đường thế mà không thấy là thế nào?" Lúc bắt tay, tôi cũng bị "chỉnh": Này, bắt cái tay thì cho nó chặt vào. Làm cái gì mà lỏng lẻo thì nó cũng tuột mất chứ còn gì nữa!
Đúng là rất hài, rất lính, rất nông dân và rất Quang...Tèo!
Cuộc trò chuyện diễn ra khá lâu, vậy mà khi về tôi mới nhớ ra mình vẫn chưa hỏi tuổi anh. Trả lời tin nhắn của tôi, anh viết: Anh sinh năm 1962, tuổi Nhâm Dần. Khỏe như cọp luôn. Tôi nghĩ: Đúng là sức lao động nghệ thuật và xốc vác mọi việc của anh đáng nể thật. Tôi nhắn lại: “Em cảm ơn anh cọp!”./.
“Tèo” mà thành thương hiệu
Tên “Tèo” là tên của một nhân vật trong kịch đã lợi dụng tật khoèo tay để bán rượu lậu. Anh vào vai ấy hẳn là “ăn” quá nên từ năm 1983 bạn bè đã gọi anh là Quang Tèo. Nhưng phải đến khi lên truyền hình với “Gặp nhau cuối tuần” cùng Giang Còi diễn hài thì Quang Tèo mới trở thành “nghệ danh” của anh.
Quang Tèo thốt lên: Kể cũng lạ thật. Nói “tèo” là không may, là hỏng thế mà với tôi lại là hóa hay. Hề hề… Này nhé, làm cái gì hỏng, cái gì mất mát thì người ta bảo là “tèo rồi”. Tôi có kỷ niệm: một lần gặp nữ khán giả hâm mộ ở Hà Tây. Cố ấy bảo: Chào anh quang Teo ! Thế có chết không, Teo thì thôi rồi ! Hề hề…
Ngay cả về cái vai Tèo cũng có kỷ niệm đáng nhớ đấy nhé! Tôi đóng vai khoèo tay cụp tay xuống đi lại lúc lắc mãi mỏi nhừ nên xoay tay lên cho đỡ mỏi. Thế là khán giả tinh phát hiện ngay: Ban nãy anh ta khoèo xuống, sao bây giờ sao lại “ngóc lên” thế kia? Hề hề… Khốn khổ cũng vì là người nổi tiếng
Tôi hỏi: Nếu anh đi diễn nhiều thế thì thể nào anh cũng có nhiều “em” mê, anh bảo: Ấy chết, có tiếng thôi chả có miếng gì đâu. Bực chết đi được! Chỉ có mỗi Cám ở nhà thôi, tìm mãi chả thấy Tấm nào.
"Đến đâu người ta cũng nhận ra Quang Tèo và “soi ngay.” Người bình thường muốn sao cũng được. Mình vừa xuất hiện trẻ con xúm cả đàn, người lớn thì chào hỏi hoặc tò mò “theo dõi.” Cũng khổ lắm, muốn ăn miếng ngon cũng khó khăn. Vào chỗ đông người ăn, thì cứ vừa ăn vừa gật đầu chào, bị “soi” khi ăn thì còn gì là ngon nên đi ăn bát phở cũng phải kiếm chỗ nào cho văng vắng.
"Kinh nhất là vào quán bia. Các bố đang cao hứng ai cũng đòi “anh trăm phần trăm với em một lần.” Có chục ông một bàn bia, không ông nào chịu kém ông nào. Mình nể mà uống đủ với người mời thì "trăm phần trăm đi viện!" Nhưng, khán giả lúc đó đang có hơi men, lại quí nghệ sĩ, mình từ chối thì lại mang tiếng là kiêu, ôi thôi là mệt.
Anh kể: Có lần tôi và bác Phạm Bằng đi lưu diễn. Một doanh nhân quý quá nói rất thật: Tôi mê anh Phạm Bằng, còn vợ tôi mê tiếng cười của anh. Cô ấy bảo anh cười thích không tả được. Anh cười như cho thóc cho gạo, cười như… đười ươi! Hề hề …Thế cũng là khen!
Tôi gặng, đến "cười như đười ươi" mà người ta vẫn mê, thế nào mà chả có chút rung động nhỉ?
- Gớm, ăn còn chả xong, còn rung sao nổi? Yên lòng với Cám thôi…Hề hề. Nói vậy chứ mình đã lấy vợ muộn, lại sau hàng chục năm mới có con nên quý gia đình lắm.
Tôi là một người lính, chất lính ngấm trong máu rồi
Là diễn viên của Nhà hát kịch Quân đội, không phải không có lúc bị đặt ra vấn đề "chân ngoài dài hơn chân trong". Quang kể, ngày trước trả lời phỏng vấn trên báo Thể Thao& Văn hóa của Thông tấn xã Việt Nam, có nói về việc chạy đi chạy lại để đóng phim (ngoại tình) và diễn kịch phục vụ đồng bào, quân đội. Thế là "suýt tèo," vì lãnh đạo đặt ra câu hỏi: Làm nghệ thuật, làm nghề, làm lính mà "chạy sô" như thế thì không tốt được điều gì! Mình ngẫm cũng đúng, nên từ đó, trong ngoài là phải rất tách bạch, hề hề.
Trước khi là một diễn viên hài Quang Tèo-Tiến Quang được công chúng biết đến đã là một nghệ sĩ chính kịch. Và ở những vai rất bi kịch anh đều đảm nhiệm khá tốt. Anh là một trong những nghệ sĩ có xúc cảm dồi dào. Vì thế việc nhập vai của anh rất hết mình. Tuy nhiên, nếu không diễn hài thì anh đã không trở thành Quang Tèo.
Anh kể: Một mình anh phải “gánh” kinh tế cho cả gia đình. Vợ anh đẻ sinh đôi một trai, một gái nên chỉ xoay với con đã mệt rồi, chị không đi làm. Cũng may, Đoàn kịch Quân đội (nay là Nhà hát Quân đội) thông cảm tạo điều kiện cho đi đóng phim, diễn hài. Nếu không anh đã không thể nuôi gia đình mà cũng chả có Quang Tèo ngày hôm nay.
Anh còn khoe vui: nếu chỉ là diễn viên kịch nói đơn thuần thì việc anh được mời đi diễn, đi giao lưu ở 7 nước châu Âu là không tưởng. Và anh cũng không thể là người đầu tiên mua ô tô trong đoàn. Nhưng chỉ là người đầu tiên có xe thôi, chứ bây giờ có 5 - 6 anh em đi ôtô rồi. Mà xe họ đắt gấp 4-5 lần xe mình ấy chứ. Hề hề...
Quang Tèo cho biết, anh cũng không hề phụ lòng đơn vị công tác của mình, nhiệm vụ, vai diễn nào được giao cũng hoàn thành "tròn vai." Mặt khác, diễn bên ngoài hợp tác với các nghệ sĩ nhiều nơi, trở về mình học hỏi được rất nhiều. Cái nhìn rộng mở, cách diễn cũng thoáng hơn, chất đời sống sinh động hơn. Thêm nữa, nếu được nhân dân đón nhận thì việc tôi có chút tên với người xem cũng góp phần vì Nhà hát của mình vì ở đâu đâu tôi cũng hãnh diện nói về “xuất thân” từ Nhà hát kịch quân đội.
Là người lính, chất lính ngấm trong máu ấy nên tính tình tôi có phần cứng nhắc nhưng chính sự nghiêm túc được tôi rèn trong quân ngũ khiến ra ngoài làm việc với ai người ta cũng rất tin tưởng, từ thái độ đến giờ giấc làm việc, Quang Tèo bộc bạch.
Mà chả cần Quang nói, từ cuộc hẹn phỏng vấn của mình tôi đã rút ra được điều đó. Vì lý do khách quan, tôi đến muộn ít phút, tìm gần đến nơi, tôi điện thoại hỏi xem ở chỗ nào để định hướng cho nhanh liền được một tràng: "Cà phê Trung Nguyên to vật vã giữa ngã ba đường thế mà không thấy là thế nào?" Lúc bắt tay, tôi cũng bị "chỉnh": Này, bắt cái tay thì cho nó chặt vào. Làm cái gì mà lỏng lẻo thì nó cũng tuột mất chứ còn gì nữa!
Đúng là rất hài, rất lính, rất nông dân và rất Quang...Tèo!
Cuộc trò chuyện diễn ra khá lâu, vậy mà khi về tôi mới nhớ ra mình vẫn chưa hỏi tuổi anh. Trả lời tin nhắn của tôi, anh viết: Anh sinh năm 1962, tuổi Nhâm Dần. Khỏe như cọp luôn. Tôi nghĩ: Đúng là sức lao động nghệ thuật và xốc vác mọi việc của anh đáng nể thật. Tôi nhắn lại: “Em cảm ơn anh cọp!”./.
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)