Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Thịnh Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, phối hợp với Viện Công nghệ sinh học-Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu thành công cho rắn hổ chúa sinh sản trong môi trường nhân tạo.
Đề tài nghiên cứu đã tìm ra được quy luật sinh sản và quy trình ấp nở và nuôi rắn hổ chúa non qua đông đầu tiên của cả nước, giúp người nuôi rắn chủ động nguồn giống, tránh tình trạng khai thác trái phép rắn hổ chúa ngoài tự nhiên.
Tiến sĩ Ngô Thị Kim, Viện Công nghệ sinh học cho biết, rắn hổ mang chúa (còn gọi là rắn hổ chúa, hổ rừng) sống trong môi trường tự nhiên thường gặp ở vùng trung du và vùng núi, ít gặp ở đồng bằng, sống trong những hang dưới gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng.
Với tập tính này, từ năm 2008-2009, Viện Công nghệ sinh học đã phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Vĩnh Sơn nghiên cứu kiểu chuồng nuôi, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng liên quan tới sinh trưởng và sinh sản và tập tính ăn mồi của rắn hổ chúa con và đặc biệt là điều kiện cho rắn hổ chúa non qua đông.
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, chủ đề tài nghiên cứu tại Hợp tác xã nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Vĩnh Sơn, qua ứng dụng thực tế, rắn hổ chúa có thể sinh sản và phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt với nhiệt độ trong chuồng từ 28-30 độ C, độ ẩm thích hợp từ 75-80%.
Vào tháng 2 sang tháng 3 âm lịch hàng năm, rắn hổ chúa bắt đầu hoạt động sau ngủ đông, thời gian này cho rắn cặp đôi để chúng quen với chuồng nuôi tạo điều kiện cho giao phối.
Sau 2 tháng rắn hổ chúa bắt đầu sinh sản, có thể đẻ được từ 20-40 trứng. Trứng được ấp trong cát, phun nước giữ ẩm, duy trì nhiệt độ từ 28-30 độ C, độ ẩm đạt từ 85-90%.
Đến nay, 60 cặp rắn hổ chúa bố mẹ vẫn khoẻ mạnh (trong đó 30 con cái và 30 con đực) đã đẻ được 810 quả đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ nở đạt 80%, sau thời kỳ trú đông tỷ lệ sống còn đạt gần 70%.
Rắn hổ chúa là loài rắn độc cỡ lớn nhất thế giới, có chiều dài lúc trưởng thành có thể lên đến 5,7m, trọng lượng tối đa lên đến 20-30kg. Sở dĩ có tên hổ chúa vì nọc độc của nó rất mạnh, có thể ăn thịt cả các loài rắn độc khác.
Rắn hổ mang chúa là loài rất quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, thuộc nhóm IB nên được nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt./.
Đề tài nghiên cứu đã tìm ra được quy luật sinh sản và quy trình ấp nở và nuôi rắn hổ chúa non qua đông đầu tiên của cả nước, giúp người nuôi rắn chủ động nguồn giống, tránh tình trạng khai thác trái phép rắn hổ chúa ngoài tự nhiên.
Tiến sĩ Ngô Thị Kim, Viện Công nghệ sinh học cho biết, rắn hổ mang chúa (còn gọi là rắn hổ chúa, hổ rừng) sống trong môi trường tự nhiên thường gặp ở vùng trung du và vùng núi, ít gặp ở đồng bằng, sống trong những hang dưới gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng.
Với tập tính này, từ năm 2008-2009, Viện Công nghệ sinh học đã phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Vĩnh Sơn nghiên cứu kiểu chuồng nuôi, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng liên quan tới sinh trưởng và sinh sản và tập tính ăn mồi của rắn hổ chúa con và đặc biệt là điều kiện cho rắn hổ chúa non qua đông.
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, chủ đề tài nghiên cứu tại Hợp tác xã nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Vĩnh Sơn, qua ứng dụng thực tế, rắn hổ chúa có thể sinh sản và phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt với nhiệt độ trong chuồng từ 28-30 độ C, độ ẩm thích hợp từ 75-80%.
Vào tháng 2 sang tháng 3 âm lịch hàng năm, rắn hổ chúa bắt đầu hoạt động sau ngủ đông, thời gian này cho rắn cặp đôi để chúng quen với chuồng nuôi tạo điều kiện cho giao phối.
Sau 2 tháng rắn hổ chúa bắt đầu sinh sản, có thể đẻ được từ 20-40 trứng. Trứng được ấp trong cát, phun nước giữ ẩm, duy trì nhiệt độ từ 28-30 độ C, độ ẩm đạt từ 85-90%.
Đến nay, 60 cặp rắn hổ chúa bố mẹ vẫn khoẻ mạnh (trong đó 30 con cái và 30 con đực) đã đẻ được 810 quả đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ nở đạt 80%, sau thời kỳ trú đông tỷ lệ sống còn đạt gần 70%.
Rắn hổ chúa là loài rắn độc cỡ lớn nhất thế giới, có chiều dài lúc trưởng thành có thể lên đến 5,7m, trọng lượng tối đa lên đến 20-30kg. Sở dĩ có tên hổ chúa vì nọc độc của nó rất mạnh, có thể ăn thịt cả các loài rắn độc khác.
Rắn hổ mang chúa là loài rất quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, thuộc nhóm IB nên được nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt./.
Đào An (Vietnam+)