Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo "Tái chế Rác thải Điện tử thành tài nguyên," trong đó cảnh báo các nước đang phát triển đang đối mặt với những hiểm họa về sức khỏe do nguồn rác thải điện tử mà các nước giàu thải ra.
Ông Achim Steiner, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng giám đốc UNEP, nêu rõ các nước đang phát triển cũng sẽ phải đối mặt với sự tàn phá môi trường và hiểm họa sức khỏe ngày càng gia tăng nếu việc tái chế các chất thải điện tử vẫn bị bỏ ngỏ.
Theo ông Steiner, khuyến khích các nước đang phát triển gia tăng mức độ tái chế chất thải điện tử có tiềm năng tạo thêm việc làm, giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thu hồi được rất nhiều kim loại quý, trong đó có vàng, bạc, bạch kim, đồng.
Ông nói khi thế giới cùng hành động và có kế hoạch cho tương lai, nhiều nước có thể biến thách thức điện tử thành cơ hội điện tử.
Ông Steiner nêu rõ báo cáo không kêu gọi mọi người ngừng mua sắm thiết bị điện tử, mà chỉ nêu lên sự cấp bách trong việc thiết lập các quy trình chính thức để thu thập và quản lý chất thải điện tử thông qua việc xây dựng các cơ sở hoạt động có hiệu quả và có quy mô lớn.
Báo cáo cũng cho biết mỗi năm rác thải điện tử toàn cầu tăng thêm 40 tấn. Sản xuất điện thoại di động và máy tính cá nhân tiêu thụ khoảng 3% sản lượng vàng và bạc, 13% sản lượng paladi và 15% sản lượng coban được khai thác từ các mỏ trên thế giới mỗi năm.
Sản phẩm điện tử hiện đại có chứa tới 60 nguyên tố khác nhau, trong đó có nhiều kim loại quý và cả các kim loại độc hại. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thải ra từ hoạt động khai khoáng kết hợp với sản xuất đồng và các kim loại quý khác được sử dụng trong các thiết bị điện và điện tử ước tính vào khoảng hơn 23 triệu tấn./.
Ông Achim Steiner, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Tổng giám đốc UNEP, nêu rõ các nước đang phát triển cũng sẽ phải đối mặt với sự tàn phá môi trường và hiểm họa sức khỏe ngày càng gia tăng nếu việc tái chế các chất thải điện tử vẫn bị bỏ ngỏ.
Theo ông Steiner, khuyến khích các nước đang phát triển gia tăng mức độ tái chế chất thải điện tử có tiềm năng tạo thêm việc làm, giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thu hồi được rất nhiều kim loại quý, trong đó có vàng, bạc, bạch kim, đồng.
Ông nói khi thế giới cùng hành động và có kế hoạch cho tương lai, nhiều nước có thể biến thách thức điện tử thành cơ hội điện tử.
Ông Steiner nêu rõ báo cáo không kêu gọi mọi người ngừng mua sắm thiết bị điện tử, mà chỉ nêu lên sự cấp bách trong việc thiết lập các quy trình chính thức để thu thập và quản lý chất thải điện tử thông qua việc xây dựng các cơ sở hoạt động có hiệu quả và có quy mô lớn.
Báo cáo cũng cho biết mỗi năm rác thải điện tử toàn cầu tăng thêm 40 tấn. Sản xuất điện thoại di động và máy tính cá nhân tiêu thụ khoảng 3% sản lượng vàng và bạc, 13% sản lượng paladi và 15% sản lượng coban được khai thác từ các mỏ trên thế giới mỗi năm.
Sản phẩm điện tử hiện đại có chứa tới 60 nguyên tố khác nhau, trong đó có nhiều kim loại quý và cả các kim loại độc hại. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thải ra từ hoạt động khai khoáng kết hợp với sản xuất đồng và các kim loại quý khác được sử dụng trong các thiết bị điện và điện tử ước tính vào khoảng hơn 23 triệu tấn./.
Hoàng Hà (Vietnam+)