Phóng viên TTXVN tại Jakarta ngày 11/5 dẫn thông cáo báo chí của Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết, Ủy ban đàm phán thương mại Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa ra tuyên bố chung về cuộc đàm phán lần đầu tiên giữa ASEAN với 6 đối tác (ASEAN+6).
Theo thông cáo, các quan chức của 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác Hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN, gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, tiến hành đàm phán chi tiết về RCEP tại Brunei từ ngày 9-13/5, nhằm mục đích hoàn thành RCEP vào cuối năm 2015.
Phù hợp với Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo RCEP ngày 20/11/2012 về việc khởi động các cuộc đàm phán RCEP, các mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo cho đàm phán RCEP được các Bộ trưởng RCEP nhất trí ngày 30/8/2012, các cuộc đàm phán RCEP đặt ra mục tiêu đạt được một thỏa thuận hợp tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, thiết lập một môi trường thương mại và đầu tư mở để tạo điều kiện mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế công bằng, tăng cường hợp tác kinh tế, mở rộng và làm sâu sắc hơn hội nhập trong khu vực thông qua RCEP được xây dựng trên cơ sở các mối liên kết kinh tế hiện tại của ASEAN+6.
Tuyên bố chung của Ủy ban đàm phán thương mại RCEP nêu rõ các cuộc đàm phán RCEP thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực và lợi ích của các đối tác FTA của ASEAN trong hỗ trợ và đóng góp vào hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế công bằng và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia.
RCEP sẽ có sự tham gia sâu rộng hơn với những cải thiện đáng kể so với các FTA ASEAN+1 hiện có, trong khi công nhận hoàn cảnh và tính đa dạng của các nước tham gia. RCEP sẽ bao gồm các quy định để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nâng cao tính minh bạch trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước tham gia, cũng như tạo điều kiện cho sự gắn kết của các nước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.
Xét mức độ phát triển khác nhau của các nước tham gia, RCEP sẽ áp dụng các hình thức linh hoạt thích hợp, bao gồm đối xử đặc biệt và khác biệt, cộng với sự linh hoạt bổ sung cho các nước thành viên ASEAN kém phát triển, phù hợp với các FTA ASEAN+1.
Vòng đàm phán RCEP thứ hai sẽ được tiến hành tại Autralia từ 23-27/9 tới./.
Theo thông cáo, các quan chức của 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác Hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN, gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, tiến hành đàm phán chi tiết về RCEP tại Brunei từ ngày 9-13/5, nhằm mục đích hoàn thành RCEP vào cuối năm 2015.
Phù hợp với Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo RCEP ngày 20/11/2012 về việc khởi động các cuộc đàm phán RCEP, các mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo cho đàm phán RCEP được các Bộ trưởng RCEP nhất trí ngày 30/8/2012, các cuộc đàm phán RCEP đặt ra mục tiêu đạt được một thỏa thuận hợp tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, thiết lập một môi trường thương mại và đầu tư mở để tạo điều kiện mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế công bằng, tăng cường hợp tác kinh tế, mở rộng và làm sâu sắc hơn hội nhập trong khu vực thông qua RCEP được xây dựng trên cơ sở các mối liên kết kinh tế hiện tại của ASEAN+6.
Tuyên bố chung của Ủy ban đàm phán thương mại RCEP nêu rõ các cuộc đàm phán RCEP thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực và lợi ích của các đối tác FTA của ASEAN trong hỗ trợ và đóng góp vào hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế công bằng và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia.
RCEP sẽ có sự tham gia sâu rộng hơn với những cải thiện đáng kể so với các FTA ASEAN+1 hiện có, trong khi công nhận hoàn cảnh và tính đa dạng của các nước tham gia. RCEP sẽ bao gồm các quy định để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nâng cao tính minh bạch trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước tham gia, cũng như tạo điều kiện cho sự gắn kết của các nước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.
Xét mức độ phát triển khác nhau của các nước tham gia, RCEP sẽ áp dụng các hình thức linh hoạt thích hợp, bao gồm đối xử đặc biệt và khác biệt, cộng với sự linh hoạt bổ sung cho các nước thành viên ASEAN kém phát triển, phù hợp với các FTA ASEAN+1.
Vòng đàm phán RCEP thứ hai sẽ được tiến hành tại Autralia từ 23-27/9 tới./.
(TTXVN)