Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, trước diễn biến phức tạp về tình hình chính trị tại một số nước Bắc Phi, nhằm bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài, đặc biệt là khu vực Châu Phi, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có Công văn số 393/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại khu vực Châu Phi phải báo cáo tình hình lao động tại đây.
Theo đó, các doanh nghiệp phải thực hiện rà soát tổng số lao động đã đưa đi làm việc tại Châu Phi, đối tác, công trường đang làm việc, địa chỉ liên hệ… và báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng chỉ đạo các cán bộ đại diện tại khu vực Châu Phi (nếu có) theo dõi sát tình hình, đồng thời báo cáo ngay Đại sứ quán Việt Nam tại các nước sở tại để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý kịp thời.
Trước đó, do tình hình diễn biến phức tạp tại khu vực Trung Đông, Cục đã có Công văn số 342/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp rà soát tình hình lao động đang làm việc tại khu vực Trung Đông, đối tác tiếp nhận sử dụng lao động, công trường đang làm việc, địa chỉ liên hệ,… đồng thời yêu cầu các cán bộ đại diện tại khu vực này theo dõi sát tình hình để báo cáo kịp thời với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý.
Trước đó, do căng thẳng chính trị tại Libya, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực cao nhất, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước trong khu vực, Liên Hợp Quốc và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức sơ tán đưa khoảng hơn 9.000 người lao động Việt Nam từ Libya về nước an toàn.
Đây là chiến dịch đưa lao động Việt Nam ở nước ngoài về nước lớn nhất từ trước tới nay./.
Theo đó, các doanh nghiệp phải thực hiện rà soát tổng số lao động đã đưa đi làm việc tại Châu Phi, đối tác, công trường đang làm việc, địa chỉ liên hệ… và báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng chỉ đạo các cán bộ đại diện tại khu vực Châu Phi (nếu có) theo dõi sát tình hình, đồng thời báo cáo ngay Đại sứ quán Việt Nam tại các nước sở tại để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý kịp thời.
Trước đó, do tình hình diễn biến phức tạp tại khu vực Trung Đông, Cục đã có Công văn số 342/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp rà soát tình hình lao động đang làm việc tại khu vực Trung Đông, đối tác tiếp nhận sử dụng lao động, công trường đang làm việc, địa chỉ liên hệ,… đồng thời yêu cầu các cán bộ đại diện tại khu vực này theo dõi sát tình hình để báo cáo kịp thời với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý.
Trước đó, do căng thẳng chính trị tại Libya, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực cao nhất, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước trong khu vực, Liên Hợp Quốc và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức sơ tán đưa khoảng hơn 9.000 người lao động Việt Nam từ Libya về nước an toàn.
Đây là chiến dịch đưa lao động Việt Nam ở nước ngoài về nước lớn nhất từ trước tới nay./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)