Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam, sẽ có 700 mẫu thiết kế mới nhất của các nhà thiết kế trẻ cho ra mắt tại Tuần lễ thời trang xuân hè Việt Nam 2012.
Tuần lễ thời trang xuân hè Việt Nam 2012 sẽ diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 30/11/2011 tại khuôn viên hồ bơi khách sạn Daewoo, Hà Nội với sự tham gia của 25 nhà thiết kế.
Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vinatas), cho biết: "Mục đích tuần lễ nhằm giới thiệu tới người tiêu dùng xu hướng thời trang xuân hè 2012 với các chất liệu mới, kiểu dáng, công nghệ thiết kế và các xu hướng màu sắc thời trang."
Ngành dệt may, thời trang Việt Nam, trải qua hơn 15 năm, đã tạo ra việc làm cho hơn 2.000.000 lao động, trong đó trên 1,2 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp, số còn lại thuộc các hợp tác xã, hộ gia đình trồng bông, trồng dâu nuôi tằm.
Không chỉ tập trung vào mảng xuất khẩu như nhiều năm trước, thời gian qua, cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp dệt may đã coi trọng hơn thị trường trong nước đưa thị trường dệt may nội địa ngày càng khởi sắc hơn.
Nhiều doanh nghiệp đã và đang khẳng định được chỗ đứng của mình và tiếp tục đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu thị trường, tăng cường thiết kế, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, xây dựng thương hiệu được người tiêu dùng biết đến như May 10, Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè./.
Tuần lễ thời trang xuân hè Việt Nam 2012 sẽ diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 30/11/2011 tại khuôn viên hồ bơi khách sạn Daewoo, Hà Nội với sự tham gia của 25 nhà thiết kế.
Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vinatas), cho biết: "Mục đích tuần lễ nhằm giới thiệu tới người tiêu dùng xu hướng thời trang xuân hè 2012 với các chất liệu mới, kiểu dáng, công nghệ thiết kế và các xu hướng màu sắc thời trang."
Ngành dệt may, thời trang Việt Nam, trải qua hơn 15 năm, đã tạo ra việc làm cho hơn 2.000.000 lao động, trong đó trên 1,2 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp, số còn lại thuộc các hợp tác xã, hộ gia đình trồng bông, trồng dâu nuôi tằm.
Không chỉ tập trung vào mảng xuất khẩu như nhiều năm trước, thời gian qua, cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp dệt may đã coi trọng hơn thị trường trong nước đưa thị trường dệt may nội địa ngày càng khởi sắc hơn.
Nhiều doanh nghiệp đã và đang khẳng định được chỗ đứng của mình và tiếp tục đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu thị trường, tăng cường thiết kế, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, xây dựng thương hiệu được người tiêu dùng biết đến như May 10, Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè./.
Ngọc Trần (TTXVN/Vietnam+)