Tối 16/3, tại Hà Nội, tổ hợp dầu khí tư nhân đầu tiên mang tên Saonam Petro đã chính thức ra mắt.
Saonam Petro là tổ hợp của các tập đoàn, công ty thành viên quốc tế có năng lực về tài chính, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí tham gia gồm DSME (Hàn Quốc), AGR (Na Uy), Longbeach Oil và Otto Energy đều của Australia.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên khẳng định sự ra đời của tổ hợp Saonam Petrol sẽ tạo ra sự đổi mới trong phát triển nguồn năng lượng, thực hiện chính sách an ninh năng lượng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tổ hợp Saonam Petro với tiềm lực sẵn có về mọi mặt, sớm vào cuộc, triển khai các dự án dầu khí cụ thể tại Việt Nam.
Theo Chủ tịch hội đồng lãnh đạo Tập đoàn Saonam Phạm Văn Quang, mục tiêu hướng tới của Saonam Petro là xây dựng, phát triển thành tổ hợp có tiềm lực mạnh để tham gia đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác, phát triển các mỏ dầu và khí cận biên.
Bên cạnh đó, tổ hợp cũng sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng cho Việt Nam gồm hệ thống kho dự trữ chiến lược, hạ tầng về đường ống dẫn khí Bắc-Trung-Nam, hệ thống tổng kho chiết nạp, trạm chiết nạp trung chuyển cho các khu công nghiệp, các khu đô thị mới.
Đặc biệt, trong năm 2010, tổ hợp này sẽ tập trung triển khai dự án khai thác ở các mỏ khí cận biên thềm lục địa Việt Nam; triển khai nhà máy sản xuất nhiên liệu DME - một loại khí hóa lỏng sạch phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam cũng như xây dựng kho chứa ở phía Bắc Việt Nam.
DME là nhiên liệu sạch không màu, có khả năng thay thế khí hóa lỏng LPG, LNG được sản xuất từ việc tận thu nhiên liệu từ nguồn khí thiên nhiên còn sót lại tại các mỏ đã khai thác hoặc khí ở các mỏ có trữ lượng nhỏ.
DME cũng là khí hóa lỏng có hàm lượng năng lượng cao nhưng mức độ phát tán khí cacbonic (CO2) gây ô nhiễm môi trường thấp.
Hiện Việt Nam vẫn là nước phải nhập khẩu khí hóa lỏng từ các nước trong khu vực. Với việc sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất DME, trong tương lai, Việt Nam sẽ có thể hạn chế việc nhập khẩu LPG./.
Saonam Petro là tổ hợp của các tập đoàn, công ty thành viên quốc tế có năng lực về tài chính, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí tham gia gồm DSME (Hàn Quốc), AGR (Na Uy), Longbeach Oil và Otto Energy đều của Australia.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên khẳng định sự ra đời của tổ hợp Saonam Petrol sẽ tạo ra sự đổi mới trong phát triển nguồn năng lượng, thực hiện chính sách an ninh năng lượng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tổ hợp Saonam Petro với tiềm lực sẵn có về mọi mặt, sớm vào cuộc, triển khai các dự án dầu khí cụ thể tại Việt Nam.
Theo Chủ tịch hội đồng lãnh đạo Tập đoàn Saonam Phạm Văn Quang, mục tiêu hướng tới của Saonam Petro là xây dựng, phát triển thành tổ hợp có tiềm lực mạnh để tham gia đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác, phát triển các mỏ dầu và khí cận biên.
Bên cạnh đó, tổ hợp cũng sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng cho Việt Nam gồm hệ thống kho dự trữ chiến lược, hạ tầng về đường ống dẫn khí Bắc-Trung-Nam, hệ thống tổng kho chiết nạp, trạm chiết nạp trung chuyển cho các khu công nghiệp, các khu đô thị mới.
Đặc biệt, trong năm 2010, tổ hợp này sẽ tập trung triển khai dự án khai thác ở các mỏ khí cận biên thềm lục địa Việt Nam; triển khai nhà máy sản xuất nhiên liệu DME - một loại khí hóa lỏng sạch phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam cũng như xây dựng kho chứa ở phía Bắc Việt Nam.
DME là nhiên liệu sạch không màu, có khả năng thay thế khí hóa lỏng LPG, LNG được sản xuất từ việc tận thu nhiên liệu từ nguồn khí thiên nhiên còn sót lại tại các mỏ đã khai thác hoặc khí ở các mỏ có trữ lượng nhỏ.
DME cũng là khí hóa lỏng có hàm lượng năng lượng cao nhưng mức độ phát tán khí cacbonic (CO2) gây ô nhiễm môi trường thấp.
Hiện Việt Nam vẫn là nước phải nhập khẩu khí hóa lỏng từ các nước trong khu vực. Với việc sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất DME, trong tương lai, Việt Nam sẽ có thể hạn chế việc nhập khẩu LPG./.
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)