Ngày 24/3, Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, đã ra mắt cuốn sách “Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.”
Ông Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam do Tổ chức Động vật châu Á (AAF ) tại Việt Nam cho biết, đây là cuốn sách đầu tiên hướng dẫn người đọc về các vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.
Cuốn sách giới thiệu hơn 30 cây thuốc, vị thuốc có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật với nhiều tác dụng chữa bệnh do dân gian lưu truyền từ hàng ngàn năm nay.
Theo ông Phạm Hinh, Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp tử vong có liên quan đến sử dụng vật gấu. Ngoài ra, một số triệu chứng nhiễm độc do dùng mật gấu thường xuyên xảy ra với người dùng như tổn thương gan và thận, vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mắt đỏ, cơ thể đau nhức, hồng cầu trong nước tiểu…
Hiện nay, các bác sỹ ở Việt Nam cho rằng dùng mật gấu có thể dẫn đến chứng bất lực ở nam giới, bởi mật gấu không có khả năng tăng cường sinh dục như một số loại thuốc. Về cơ bản, Y học cổ truyền chỉ sử dụng mật gấu để chữa bệnh chấn thương ngoài da, ít dùng để uống.
Để góp phần thực thi Công ước CITES – công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, Trung ương Hội Đông y Việt Nam phối hợp với Tổ chức Động vật Châu Á biên soạn, phát hành cuốn tài liệu trên nhằm góp phần bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là loài gấu thuộc nhóm động vật hoang dã quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) ra đời với mục đích giải thoát những con gấu không may mắn, đưa chúng trở lại thiên nhiên, nhằm bảo tồn loài gấu đã được liệt vào sách đỏ trước nguy cơ bị săn bắt, nuôi nhốt và tận diệt. Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 100 cá thể gấu./.
Ông Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam do Tổ chức Động vật châu Á (AAF ) tại Việt Nam cho biết, đây là cuốn sách đầu tiên hướng dẫn người đọc về các vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.
Cuốn sách giới thiệu hơn 30 cây thuốc, vị thuốc có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật với nhiều tác dụng chữa bệnh do dân gian lưu truyền từ hàng ngàn năm nay.
Theo ông Phạm Hinh, Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp tử vong có liên quan đến sử dụng vật gấu. Ngoài ra, một số triệu chứng nhiễm độc do dùng mật gấu thường xuyên xảy ra với người dùng như tổn thương gan và thận, vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mắt đỏ, cơ thể đau nhức, hồng cầu trong nước tiểu…
Hiện nay, các bác sỹ ở Việt Nam cho rằng dùng mật gấu có thể dẫn đến chứng bất lực ở nam giới, bởi mật gấu không có khả năng tăng cường sinh dục như một số loại thuốc. Về cơ bản, Y học cổ truyền chỉ sử dụng mật gấu để chữa bệnh chấn thương ngoài da, ít dùng để uống.
Để góp phần thực thi Công ước CITES – công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, Trung ương Hội Đông y Việt Nam phối hợp với Tổ chức Động vật Châu Á biên soạn, phát hành cuốn tài liệu trên nhằm góp phần bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là loài gấu thuộc nhóm động vật hoang dã quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) ra đời với mục đích giải thoát những con gấu không may mắn, đưa chúng trở lại thiên nhiên, nhằm bảo tồn loài gấu đã được liệt vào sách đỏ trước nguy cơ bị săn bắt, nuôi nhốt và tận diệt. Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 100 cá thể gấu./.
Ngọc Dung (Vietnam+)