Quỹ vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVAF) đã chính thức ra mắt chiều 20/11, nhằm tập trung mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào việc chăm lo, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam vượt lên số phận, ổn định cuộc sống.
Tại lễ ra mắt, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) Nguyễn Văn Rinh, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản lý VAVAF, đã giới thiệu chương trình hành động của quỹ từ nay đến năm 2020.
Theo đó, quỹ đặt mục tiêu xây dựng 165 trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân bán trú ở cấp xã, phường; xây dựng 1.600 nhà tình thương; cấp 3.300 suất học bổng và trợ giúp tìm việc làm cho con em nạn nhân với tổng giá trị bằng tiền 180 tỷ đồng.
Ngoài ra, quỹ cũng sẽ xây dựng 3 trung tâm vùng làm nhiệm vụ phục hồi chức năng, điều dưỡng và tiêu độc cho nạn nhân ở 3 miền Bắc, Trung và Nam; xây dựng một bệnh viện riêng của hội hoặc kết hợp với các bệnh viện quân đội mở khoa khám, chữa bệnh cho các nạn nhân.
Nhân dịp này, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát, Báo Công an Nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ủng hộ quỹ gần 2,4 tỷ đồng, nâng tổng số tiền của quỹ lên gần 4,4 tỷ đồng.
Chủ tịch Nguyễn Văn Rinh đã trao 1,5 tỷ đồng cho lãnh đạo Hội nạn nhân chất độc da cam các tỉnh Thái Bình, Quảng Ngãi và Đồng Nai để giúp các tỉnh này xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân bán trú ở cấp xã, phường.
Theo VAVA, hiện có 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân của chất độc này./.
Tại lễ ra mắt, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) Nguyễn Văn Rinh, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản lý VAVAF, đã giới thiệu chương trình hành động của quỹ từ nay đến năm 2020.
Theo đó, quỹ đặt mục tiêu xây dựng 165 trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân bán trú ở cấp xã, phường; xây dựng 1.600 nhà tình thương; cấp 3.300 suất học bổng và trợ giúp tìm việc làm cho con em nạn nhân với tổng giá trị bằng tiền 180 tỷ đồng.
Ngoài ra, quỹ cũng sẽ xây dựng 3 trung tâm vùng làm nhiệm vụ phục hồi chức năng, điều dưỡng và tiêu độc cho nạn nhân ở 3 miền Bắc, Trung và Nam; xây dựng một bệnh viện riêng của hội hoặc kết hợp với các bệnh viện quân đội mở khoa khám, chữa bệnh cho các nạn nhân.
Nhân dịp này, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát, Báo Công an Nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ủng hộ quỹ gần 2,4 tỷ đồng, nâng tổng số tiền của quỹ lên gần 4,4 tỷ đồng.
Chủ tịch Nguyễn Văn Rinh đã trao 1,5 tỷ đồng cho lãnh đạo Hội nạn nhân chất độc da cam các tỉnh Thái Bình, Quảng Ngãi và Đồng Nai để giúp các tỉnh này xây dựng các trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân bán trú ở cấp xã, phường.
Theo VAVA, hiện có 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân của chất độc này./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)