Ngày 21/4, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA) đã chính thức ra mắt Hội đồng tư vấn chính sách phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.
Hội đồng gồm 21 thành viên là lãnh đạo các doanh nghiệp phần mềm hàng đầu Việt Nam, đại diện các trường đào tạo công nghệ thông tin, viện nghiên cứu và cơ quan báo chí chuyên ngành.
Tiến sĩ Bùi Mạnh Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch Hội đồng.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho rằng Hội đồng không chỉ có vai trò trong tham gia xây dựng chính sách mà còn có vai trò quan trọng trong việc theo dõi, phản ánh tình hình thực thi chính sách đến các cơ quan nhà nước, từ đó giúp cho việc thực thi chính sách có hiệu quả.
Ngay sau lễ ra mắt, Hội đồng đã tổ chức tọa đàm ''Chính sách phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam'' với sự tham gia của trên 100 doanh nghiệp phần mềm trong nước và nước ngoài. Ba vấn đề lớn liên quan đến chính sách phát triển ngành phần mềm được thảo luận là thị trường, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn giữ được tốc độ phát triển cao với mức tăng trưởng gần 30%. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ nội dung thông tin số của Việt Nam đã đóng góp trên 1,5 tỷ USD vào GDP quốc gia, lần đầu tiên đạt mức đóng góp tương đương gần 2% GDP.
Tuy nhiên, trao đổi tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu đã chỉ ra những vấn đề bất cập của ngành phần mềm Việt Nam hiện nay như thị trường tư vấn công nghệ thông tin hiện nay 100% của các công ty nước ngoài, các hợp đồng lớn hàng triệu USD cũng là của các công ty nước ngoài.
Nhiều chủ trương ưu tiên thúc đẩy ngành phần mềm được ban hành nhiều năm vẫn chưa thực hiện được như ưu tiên về đất đai, trụ sở, hạ tầng, tài chính... Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và đơn vị đào tạo, còn yếu trong hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực./.
Hội đồng gồm 21 thành viên là lãnh đạo các doanh nghiệp phần mềm hàng đầu Việt Nam, đại diện các trường đào tạo công nghệ thông tin, viện nghiên cứu và cơ quan báo chí chuyên ngành.
Tiến sĩ Bùi Mạnh Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch Hội đồng.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho rằng Hội đồng không chỉ có vai trò trong tham gia xây dựng chính sách mà còn có vai trò quan trọng trong việc theo dõi, phản ánh tình hình thực thi chính sách đến các cơ quan nhà nước, từ đó giúp cho việc thực thi chính sách có hiệu quả.
Ngay sau lễ ra mắt, Hội đồng đã tổ chức tọa đàm ''Chính sách phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam'' với sự tham gia của trên 100 doanh nghiệp phần mềm trong nước và nước ngoài. Ba vấn đề lớn liên quan đến chính sách phát triển ngành phần mềm được thảo luận là thị trường, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn giữ được tốc độ phát triển cao với mức tăng trưởng gần 30%. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ nội dung thông tin số của Việt Nam đã đóng góp trên 1,5 tỷ USD vào GDP quốc gia, lần đầu tiên đạt mức đóng góp tương đương gần 2% GDP.
Tuy nhiên, trao đổi tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu đã chỉ ra những vấn đề bất cập của ngành phần mềm Việt Nam hiện nay như thị trường tư vấn công nghệ thông tin hiện nay 100% của các công ty nước ngoài, các hợp đồng lớn hàng triệu USD cũng là của các công ty nước ngoài.
Nhiều chủ trương ưu tiên thúc đẩy ngành phần mềm được ban hành nhiều năm vẫn chưa thực hiện được như ưu tiên về đất đai, trụ sở, hạ tầng, tài chính... Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và đơn vị đào tạo, còn yếu trong hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực./.
Việt Hà (Vietnam+)