Chiều 27/1, Hiệp hội phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại Nhật Bản đã làm lễ ra mắt tại thành phố Kisarazu, tỉnh Chiba của Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Chủ tịch hiệp hội, ông Ngô Hùng Lâm cho biết mặc dù các loại nông sản và hàng hóa như đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, nhưng vẫn chưa có mặt nhiều tại thị trường Nhật Bản.
Do đó, mục đích thành lập hiệp hội nhằm huy động trí tuệ, tâm sức của các hội viên để tìm cách nâng cao chất lượng hàng hóa Việt Nam và tìm hiểu kỹ thị trường Nhật Bản sao cho ngày càng có nhiều hàng hóa Việt Nam tiêu thụ được ở thị trường kỹ tính này.
Thay mặt Đại sứ quán, Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Hồng bày tỏ vui mừng được chứng kiến sự ra đời của một tổ chức xúc tiến thương mại của người Việt Nam trên đất Nhật Bản nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Bà cho biết quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển rất mạnh mẽ, Nhật Bản là đối tác thương mại, đầu tư và nhà cung cấp ODA hàng đầu của Việt Nam.
Năm nay hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, hai nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác để tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt là trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Hồng cho biết Đại sứ quán sẽ hợp tác và hỗ trợ tối đa hoạt động của hiệp hội và hy vọng chính quyền địa phương tỉnh Chiba, các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và hội hữu nghị Nhật-Việt hỗ trợ hiệp hội hoạt động có hiệu quả.
Ông Hiroyuki Ogawa, Tổng thư ký, Giám đốc điều hành Hiệp hội Nhật Bản-Việt Nam đánh giá cao chất lượng hàng nông sản, thủ công Mỹ nghệ của Việt Nam, nhất là các loại hoa quả đặc sản như vải thiều. Ông cho biết nếu các loại hoa quả này được xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ chiếm được thị trường tiêu thụ lớn này. Ông đã từng đem quả vải của Việt Nam về Nhật Bản và cho đóng đông lạnh rồi giải đông bằng công nghệ của Nhật Bản mà hương vị quả vải không thay đổi.
Theo ông, đây có thể là cách bảo quản đông lạnh để người tiêu dùng được thưởng thức hương vị vải thiều của Việt Nam vào bất cứ mùa nào trong năm. Ông cũng hy vọng Hiệp hội phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại Nhật Bản sẽ lớn mạnh và góp phần đưa được nhiều sản phẩm tốt của Việt Nam tới thị trường Nhật Bản.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, Chủ tịch hiệp hội Ngô Hùng Lâm cho biết ông có dự án trồng rau sạch tại Việt Nam để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, đồng thời sẽ tìm hiểu kỹ thị trường Nhật Bản, nâng cao chất lượng hàng hóa của Việt Nam để đáp ứng tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu vào Nhật Bản và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản.
Ông Ngô Hùng Lâm là một trong những Việt Kiều tiêu biểu của Hội người Việt Nam tại Nhật Bản. Từ hai bàn tay trắng khi đến Nhật Bản cách đây 30 năm, hiện nay ông đã có công ty riêng với hai siêu thị lớn kinh doanh hoa và đồ gốm sứ. Được biết ông sẽ mở siêu thị hoa mới với quy mô lớn hơn vào tháng 3 tới./.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Chủ tịch hiệp hội, ông Ngô Hùng Lâm cho biết mặc dù các loại nông sản và hàng hóa như đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, nhưng vẫn chưa có mặt nhiều tại thị trường Nhật Bản.
Do đó, mục đích thành lập hiệp hội nhằm huy động trí tuệ, tâm sức của các hội viên để tìm cách nâng cao chất lượng hàng hóa Việt Nam và tìm hiểu kỹ thị trường Nhật Bản sao cho ngày càng có nhiều hàng hóa Việt Nam tiêu thụ được ở thị trường kỹ tính này.
Thay mặt Đại sứ quán, Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Hồng bày tỏ vui mừng được chứng kiến sự ra đời của một tổ chức xúc tiến thương mại của người Việt Nam trên đất Nhật Bản nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Bà cho biết quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển rất mạnh mẽ, Nhật Bản là đối tác thương mại, đầu tư và nhà cung cấp ODA hàng đầu của Việt Nam.
Năm nay hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, hai nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác để tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt là trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Hồng cho biết Đại sứ quán sẽ hợp tác và hỗ trợ tối đa hoạt động của hiệp hội và hy vọng chính quyền địa phương tỉnh Chiba, các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và hội hữu nghị Nhật-Việt hỗ trợ hiệp hội hoạt động có hiệu quả.
Ông Hiroyuki Ogawa, Tổng thư ký, Giám đốc điều hành Hiệp hội Nhật Bản-Việt Nam đánh giá cao chất lượng hàng nông sản, thủ công Mỹ nghệ của Việt Nam, nhất là các loại hoa quả đặc sản như vải thiều. Ông cho biết nếu các loại hoa quả này được xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ chiếm được thị trường tiêu thụ lớn này. Ông đã từng đem quả vải của Việt Nam về Nhật Bản và cho đóng đông lạnh rồi giải đông bằng công nghệ của Nhật Bản mà hương vị quả vải không thay đổi.
Theo ông, đây có thể là cách bảo quản đông lạnh để người tiêu dùng được thưởng thức hương vị vải thiều của Việt Nam vào bất cứ mùa nào trong năm. Ông cũng hy vọng Hiệp hội phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại Nhật Bản sẽ lớn mạnh và góp phần đưa được nhiều sản phẩm tốt của Việt Nam tới thị trường Nhật Bản.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, Chủ tịch hiệp hội Ngô Hùng Lâm cho biết ông có dự án trồng rau sạch tại Việt Nam để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, đồng thời sẽ tìm hiểu kỹ thị trường Nhật Bản, nâng cao chất lượng hàng hóa của Việt Nam để đáp ứng tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu vào Nhật Bản và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản.
Ông Ngô Hùng Lâm là một trong những Việt Kiều tiêu biểu của Hội người Việt Nam tại Nhật Bản. Từ hai bàn tay trắng khi đến Nhật Bản cách đây 30 năm, hiện nay ông đã có công ty riêng với hai siêu thị lớn kinh doanh hoa và đồ gốm sứ. Được biết ông sẽ mở siêu thị hoa mới với quy mô lớn hơn vào tháng 3 tới./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)