Hội hữu nghị Nga-Việt cùng Học viện Kinh tế và Luật pháp Mátxcơva vừa phối hợpxuất bản cuốn sách "Hòa Bình - ánh điện không bao giờ tắt" ca ngợi tấm gương hợptác lao động của Việt Nam và Liên Xô trong công trình xây dựng Nhà máy thủy điệnlớn nhất Đông-Nam Á tại Việt Nam.
Cuốn sách dày hơn 260 trang với rất nhiều ảnh minh họa, ghi lại cảm tưởng và kýức của các chuyên gia Việt Nam, Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay từngtham gia xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, công trình điển hình của quan hệhợp tác-hữu nghị Việt-Xô.
Cuốn sách mở đầu bằng lời tựa của Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt, Hiệu trưởngHọc viện Kinh tế và Luật pháp Mátxcơva, ông Vladimir Buiyanov, cũng như của Chủtịch Hội hữu nghị Việt-Nga, giáo sư Đào Trọng Thi.
Trong số những tác giả đã góp phần viết nên cuốn sách này có Tổng công trình sưPavel Bogachenko, cựu Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô trên công trình xây dựngNhà máy thủy điện Hòa Bình, người đã được tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùngLao động Việt Nam; Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nga-Việt Evgheniy Glazunov; cựuĐại sứ Liên Xô tại Việt Nam Boris Chaplin; cựu phóng viên báo Sự thật tại ViệtNam Mikhail Domogaskich; nguyên Bộ trưởng Năng lượng Thái Phụng Nê và nguyênTổng Thư ký Hội hữu nghị Việt-Nga Lê Minh Dần...
Cuốn sách đưa độc giả trở lại thời kỳ những năm 70-80 của thế kỷ XX với những ýtưởng và hoài bão xây dựng một công trình thủy điện có tổng công suất 1920 MWtrên sông Đà nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam và thắp sáng thêmtình hữu nghị-hợp tác toàn diện Việt-Xô.
Cuốn sách ôn lại những năm tháng lao động vất vả, khó khăn, nhưng hăng say vàsôi nổi trên công trình thủy điện đã trở thành trường học lao động lớn cho hàngnghìn thanh niên Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước.
Cuốn sách cũng nêu bật tinh thần lao động cần cù và sáng tạo của người lao độngViệt Nam, đồng thời trích dẫn câu châm ngôn của Việt Nam "Uống nước nhớ nguồn"để ghi nhận công lao của nhiều thế hệ chuyên gia Liên Xô đã góp phần phát triểnngành năng lượng nền tảng của kinh tế Việt Nam, tạo cơ sở để tăng cường và pháttriển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược Việt Nam-Liênbang Nga ngày nay./.
Cuốn sách dày hơn 260 trang với rất nhiều ảnh minh họa, ghi lại cảm tưởng và kýức của các chuyên gia Việt Nam, Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay từngtham gia xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, công trình điển hình của quan hệhợp tác-hữu nghị Việt-Xô.
Cuốn sách mở đầu bằng lời tựa của Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt, Hiệu trưởngHọc viện Kinh tế và Luật pháp Mátxcơva, ông Vladimir Buiyanov, cũng như của Chủtịch Hội hữu nghị Việt-Nga, giáo sư Đào Trọng Thi.
Trong số những tác giả đã góp phần viết nên cuốn sách này có Tổng công trình sưPavel Bogachenko, cựu Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô trên công trình xây dựngNhà máy thủy điện Hòa Bình, người đã được tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùngLao động Việt Nam; Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nga-Việt Evgheniy Glazunov; cựuĐại sứ Liên Xô tại Việt Nam Boris Chaplin; cựu phóng viên báo Sự thật tại ViệtNam Mikhail Domogaskich; nguyên Bộ trưởng Năng lượng Thái Phụng Nê và nguyênTổng Thư ký Hội hữu nghị Việt-Nga Lê Minh Dần...
Cuốn sách đưa độc giả trở lại thời kỳ những năm 70-80 của thế kỷ XX với những ýtưởng và hoài bão xây dựng một công trình thủy điện có tổng công suất 1920 MWtrên sông Đà nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam và thắp sáng thêmtình hữu nghị-hợp tác toàn diện Việt-Xô.
Cuốn sách ôn lại những năm tháng lao động vất vả, khó khăn, nhưng hăng say vàsôi nổi trên công trình thủy điện đã trở thành trường học lao động lớn cho hàngnghìn thanh niên Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước.
Cuốn sách cũng nêu bật tinh thần lao động cần cù và sáng tạo của người lao độngViệt Nam, đồng thời trích dẫn câu châm ngôn của Việt Nam "Uống nước nhớ nguồn"để ghi nhận công lao của nhiều thế hệ chuyên gia Liên Xô đã góp phần phát triểnngành năng lượng nền tảng của kinh tế Việt Nam, tạo cơ sở để tăng cường và pháttriển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược Việt Nam-Liênbang Nga ngày nay./.
(TTXVN/Vietnam+)