Ngày 10/11, Bộ Tài chính đã có công văn số 15276/BTC-QLG gửi Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trong cả nước, yêu cầu triển khai các đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý giá ở địa phương.
Bộ Tài chính yêu cầu Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm bình ổn thị trường, kiềm chế tăng giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và bộ.
Đồng thời, các sở cần chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập ngay các đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2022/TTg-KTTH ngày 6/11/2010; kết hợp với kiểm tra tuân thủ pháp luật về thuế, phí đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Trường hợp phát hiện vi phạm, phải xử lý kiên quyết, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, thực hiện kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá đối mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá theo quy định nhất là các mặt hàng thuốc chữa bệnh cho người, sữa, thép xây dựng và vật liệu xây dựng, khí gas, phân bón, thức ăn chăn nuôi...; kiên quyết dừng các trường hợp đăng ký giá, kê khai giá bất hợp lý, tăng giá quá cao so với biến động của yếu tố đầu vào và mặt bằng giá thị trường.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các Sở Tài chính cần tăng cường quản lý hoạt động thu, chi ngân sách; hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước; giám sát việc tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu của các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Có biện pháp cụ thể chống thất thu ngân sách và gian lận thuế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách; bảo đảm đủ kinh phí cho nhiệm vụ chi phục vụ an sinh xã hội.
Ngoài ra, các Sở Tài chính cần phối hợp với Sở Công Thương chủ động cân đối cung cầu hàng hóa trên địa bàn, chú trọng các mặt hàng thực phẩm, lương thực; xây dựng phương án sử dụng nguồn tài chính của địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011./.
Bộ Tài chính yêu cầu Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm bình ổn thị trường, kiềm chế tăng giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và bộ.
Đồng thời, các sở cần chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập ngay các đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2022/TTg-KTTH ngày 6/11/2010; kết hợp với kiểm tra tuân thủ pháp luật về thuế, phí đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Trường hợp phát hiện vi phạm, phải xử lý kiên quyết, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, thực hiện kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá đối mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá theo quy định nhất là các mặt hàng thuốc chữa bệnh cho người, sữa, thép xây dựng và vật liệu xây dựng, khí gas, phân bón, thức ăn chăn nuôi...; kiên quyết dừng các trường hợp đăng ký giá, kê khai giá bất hợp lý, tăng giá quá cao so với biến động của yếu tố đầu vào và mặt bằng giá thị trường.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các Sở Tài chính cần tăng cường quản lý hoạt động thu, chi ngân sách; hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước; giám sát việc tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu của các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Có biện pháp cụ thể chống thất thu ngân sách và gian lận thuế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách; bảo đảm đủ kinh phí cho nhiệm vụ chi phục vụ an sinh xã hội.
Ngoài ra, các Sở Tài chính cần phối hợp với Sở Công Thương chủ động cân đối cung cầu hàng hóa trên địa bàn, chú trọng các mặt hàng thực phẩm, lương thực; xây dựng phương án sử dụng nguồn tài chính của địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011./.
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)