Trước tình trạng mũ bảo hiểm nhái, kém chất lượng tràn lan trên thị trường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã chỉ đạo các đơn vị cấp dưới, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tiến hành đợt cao điểm kiểm tra nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) về vấn đề này.
- Thưa ông, đâu là lý do Tổng cục quyết định mở đợt cao điểm kiểm tra mũ bảo hiểm kém chất lượng?
Ông Trần Văn Vinh: Trong thời gian qua, có nhiều người dân, đặc biệt là lớp trẻ, đội mũ có hình dáng giống với mũ bảo hiểm nhằm đối phó với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Khi những chiếc mũ này bán ra cùng với những chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng (thường được bày bán trên vỉa hè, lòng đường) đã tạo ra một thị trường mũ bảo hiểm kém chất lượng chung, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Khi các lực lượng kiểm tra, người bán hàng thường chống chế rằng loại mũ này dành cho người đi bộ, đi xe đạp, thể dục thể thao…
[Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn là để bảo vệ chính mình]
Xuất phát từ thực tế đó, Tổng cục và Cục Quản lý thị trường đã làm việc và thống nhất đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra mũ bảo hiểm trong sản xuất và lưu thông trên thị trường. Cụ thể, các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc kiểm tra người sản xuất thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và đặc biệt người bán hàng không tuân thủ theo quy định của Nhà nước (như không có nhãn hàng hóa, tên cơ sở sản xuất, công bố chất lượng, hàng hóa phải có hóa đơn chứng từ, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường…) thì có thể xử lý, thu giữ ngay chứ không cần phải mang mũ đi thử nghiệm để xem mũ có đạt tiêu chuẩn hay không.
Việc xử lý các loại mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm, mũ kém chất lượng,... với mục đích bảo vệ người tiêu dùng, người tham gia giao thông đã có hiệu quả nhất định và được dư luận quan tâm, đồng tình trong thời gian vừa qua.
- Vai trò của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong đợt kiểm tra này là như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Chúng tôi chỉ đạo Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trên cả nước trực tiếp tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, các đại lý và cơ sở bán mũ bảo hiểm, mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm giả trên địa bàn.
Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và các lực lượng khác tại địa phương để xác định hàng hóa có tuân thủ các quy định về nhãn hàng hóa, có phải là mũ bảo hiểm hay không, có tuân thủ các quy định và kiểm tra xem chất lượng mũ bảo hiểm đó có đạt hay không…
- Xin ông cho biết một số kết quả ban đầu…?
Ông Trần Văn Vinh: Cơ quan chức năng đã kiểm tra hàng loạt cơ sở sản xuất trên các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… và xử lý một loạt các đơn vị vi phạm.
Theo đó các đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm không đạt yêu cầu như hết hạn chứng nhận hợp quy nhưng vẫn sản xuất mũ bảo hiểm; chưa được chứng nhận hợp quy nhưng vẫn sản xuất; sản xuất mũ bảo hiểm kém chất lượng; sản xuất mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm…
Theo báo cáo tổng hợp của Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, vừa qua chúng tôi kiểm tra 140 cơ sở sản xuất và kinh doanh với số mẫu được kiểm tra tại hiện trường là 217. Trong đó nhãn hàng hóa phù hợp quy định là 146/217 mẫu; nhãn hàng hóa không phù hợp quy định là 71/217 mẫu, chủ yếu vi phạm ghi thiếu nội dung theo quy định; 100% mẫu có dấu hợp quy (CR); lấy 31 mẫu thử nghiệm, trong đó có 15/31 mẫu đạt chất lượng.
Tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm các doanh nghiệp đó bị xử lý vi phạm hành chính, ngừng sản xuất, kinh doanh, thu hồi sản phẩm, thu giấy phép hay bị tạm dừng sản xuất đến khi thực hiện đủ các yêu cầu chất lượng theo quy định hiện hành.
- Được biết đợt kiểm tra này sẽ kết thúc vào 15/4. Vậy, sau đợt cao điểm này, Tổng cục có kế hoạch gì trong việc tiếp tục “siết” mũ bảo hiểm kém chất lượng?
Ông Trần Văn Vinh: Trên thực tế, đợt kiểm tra này đã tạo thành một cao trào dư luận để mọi người thấy trách nhiệm xã hội cũng như bảo đảm an toàn cho chính mình. Đây có thể coi là cú hích quan trọng nhằm lập lại kỷ cương của thị trường mũ bảo hiểm.
Sau ngày 15/4, hệ thống Tổng cục từ Trung ương đến địa phương vẫn phải duy trì kiểm tra liên tục.
- Xin cảm ơn ông!
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) về vấn đề này.
- Thưa ông, đâu là lý do Tổng cục quyết định mở đợt cao điểm kiểm tra mũ bảo hiểm kém chất lượng?
Ông Trần Văn Vinh: Trong thời gian qua, có nhiều người dân, đặc biệt là lớp trẻ, đội mũ có hình dáng giống với mũ bảo hiểm nhằm đối phó với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Khi những chiếc mũ này bán ra cùng với những chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng (thường được bày bán trên vỉa hè, lòng đường) đã tạo ra một thị trường mũ bảo hiểm kém chất lượng chung, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Khi các lực lượng kiểm tra, người bán hàng thường chống chế rằng loại mũ này dành cho người đi bộ, đi xe đạp, thể dục thể thao…
[Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn là để bảo vệ chính mình]
Xuất phát từ thực tế đó, Tổng cục và Cục Quản lý thị trường đã làm việc và thống nhất đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra mũ bảo hiểm trong sản xuất và lưu thông trên thị trường. Cụ thể, các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc kiểm tra người sản xuất thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và đặc biệt người bán hàng không tuân thủ theo quy định của Nhà nước (như không có nhãn hàng hóa, tên cơ sở sản xuất, công bố chất lượng, hàng hóa phải có hóa đơn chứng từ, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường…) thì có thể xử lý, thu giữ ngay chứ không cần phải mang mũ đi thử nghiệm để xem mũ có đạt tiêu chuẩn hay không.
Việc xử lý các loại mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm, mũ kém chất lượng,... với mục đích bảo vệ người tiêu dùng, người tham gia giao thông đã có hiệu quả nhất định và được dư luận quan tâm, đồng tình trong thời gian vừa qua.
- Vai trò của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong đợt kiểm tra này là như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Chúng tôi chỉ đạo Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trên cả nước trực tiếp tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, các đại lý và cơ sở bán mũ bảo hiểm, mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm giả trên địa bàn.
Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và các lực lượng khác tại địa phương để xác định hàng hóa có tuân thủ các quy định về nhãn hàng hóa, có phải là mũ bảo hiểm hay không, có tuân thủ các quy định và kiểm tra xem chất lượng mũ bảo hiểm đó có đạt hay không…
- Xin ông cho biết một số kết quả ban đầu…?
Ông Trần Văn Vinh: Cơ quan chức năng đã kiểm tra hàng loạt cơ sở sản xuất trên các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… và xử lý một loạt các đơn vị vi phạm.
Theo đó các đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm không đạt yêu cầu như hết hạn chứng nhận hợp quy nhưng vẫn sản xuất mũ bảo hiểm; chưa được chứng nhận hợp quy nhưng vẫn sản xuất; sản xuất mũ bảo hiểm kém chất lượng; sản xuất mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm…
Theo báo cáo tổng hợp của Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, vừa qua chúng tôi kiểm tra 140 cơ sở sản xuất và kinh doanh với số mẫu được kiểm tra tại hiện trường là 217. Trong đó nhãn hàng hóa phù hợp quy định là 146/217 mẫu; nhãn hàng hóa không phù hợp quy định là 71/217 mẫu, chủ yếu vi phạm ghi thiếu nội dung theo quy định; 100% mẫu có dấu hợp quy (CR); lấy 31 mẫu thử nghiệm, trong đó có 15/31 mẫu đạt chất lượng.
Tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm các doanh nghiệp đó bị xử lý vi phạm hành chính, ngừng sản xuất, kinh doanh, thu hồi sản phẩm, thu giấy phép hay bị tạm dừng sản xuất đến khi thực hiện đủ các yêu cầu chất lượng theo quy định hiện hành.
- Được biết đợt kiểm tra này sẽ kết thúc vào 15/4. Vậy, sau đợt cao điểm này, Tổng cục có kế hoạch gì trong việc tiếp tục “siết” mũ bảo hiểm kém chất lượng?
Ông Trần Văn Vinh: Trên thực tế, đợt kiểm tra này đã tạo thành một cao trào dư luận để mọi người thấy trách nhiệm xã hội cũng như bảo đảm an toàn cho chính mình. Đây có thể coi là cú hích quan trọng nhằm lập lại kỷ cương của thị trường mũ bảo hiểm.
Sau ngày 15/4, hệ thống Tổng cục từ Trung ương đến địa phương vẫn phải duy trì kiểm tra liên tục.
- Xin cảm ơn ông!
Hồng Gấm (Vietnam+)