Ngày 13/7, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức Kỳ họp thứ hai Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV nhiệm kỳ 2011-2015.
Tới dự có ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; ông Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội; bà Ngô Thị Doãn Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội, Ngô Thị Doãn Thanh cho biết, tại kỳ họp này, Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô 6 tháng đầu năm; thảo luận, phân tích những yếu tố tác động ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Thủ đô; từ đó xem xét quyết định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố 5 năm 2011-2015.
Cũng theo bà Thanh, mười câu hỏi được chọn lọc từ 183 ý kiến cử tri trong đợt tiếp xúc trước kỳ họp sẽ được đưa ra chất vất tại kỳ họp; trong đó có các câu hỏi về môi trường, giao thông, quản lý đô thị, hiệu quả việc sử dụng ngân sách cho bình ổn giá, giải quyết tình trạng thiếu trường, chênh lệch học phí giữa trường công trường tư...
Thành phố xác định giai đoạn 2010-2015 có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, là “giai đoạn Hà Nội phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”
“Vì vậy phiên họp này đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao của các đại biểu để Hội đồng Nhân dân Thành phố có những quyết nghị đúng đắn nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, mang lại những thay đổi về chất cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong giai đoạn mới,” bà Thanh nhấn mạnh.
Trình bày Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2011, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết, tổng sản phẩm nội địa (GDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 9,3% so với cùng kỳ, trong đó ngành dịch vụ tăng 8,7%, đóng góp 3,9% vào mức tăng chung; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 4,259 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2010, cao hơn chỉ tiêu đề ra (14%).
Tuy nhiên, xuất khẩu có xu hướng tăng chậm lại: quý II chỉ tăng 11,8%, thấp hơn rất nhiều so với quý I (28,1%). Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn khoảng 12,55 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương đạt trên 5 tỷ USD, tăng 26%. Cơ cấu hàng nhập khẩu có đến 70% là máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất…
Ủy ban Nhân dân thành phố khẳng định đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Thành phố thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, tăng thu ngân sách và tiết kiệm chi. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm đạt 61.130 tỷ đồng, bằng 52,9% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2010.
Thực hiện chủ trương đình hoãn, giãn tiến độ các dự án, thành phố đã cắt giảm 252 dự án, công trình đầu tư công chưa thực sự cấp thiết với kinh phí cắt giảm là 806,374 tỷ đồng. Số vốn này được điều chuyển bổ sung cho các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm 2011.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát giá cả thị trường, chỉ số giá tháng 6 tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm hơn so với các tháng trước. Sau 6 tháng, việc thực hiện các chính sách tiền tệ và tài khoá mới có tác dụng, vì vậy sang quý 3 chỉ số giá tiêu dùng có khả năng sẽ giảm nhiệt, dự báo chỉ số giá trung bình cả năm của Hà Nội tăng khoảng 17,5%.
Trong bối cảnh đó, thách thức đối với kinh tế Thủ đô vẫn rất lớn. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 là 12% và cao hơn đặt ra nhiệm vụ 6 tháng còn lại phải tăng ít nhất 14,3%. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, vì thành phố phải đồng thời hoàn thành 2 mục tiêu: tăng trưởng cao nhưng vẫn phải tập trung nguồn lực để kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, thành phố cũng có cơ hội mới, đó là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.
Tiếp đó các Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch phát triển ngành sẽ được Chính phủ phê duyệt . Đây là cơ hội để thành phố triển khai các đề án, đồ án, dự án kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế-xã hội.
Với diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước như hiện nay, GDP cả năm 2011 của Hà Nội dự báo sẽ tăng khoảng 10% trong điều kiện các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô nỗ lực cao triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định từ đầu năm tại các chương trình số 26/CTr-Ủy ban Nhân dân, 33/CTr-UBND, đồng thời tập trung thực hiện kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Cụ thể gồm 7 nhóm giải pháp như tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế; tăng cường công tác quy hoạch; quản lý trật tự, xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn mới; tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố quốc phòng, quân sự địa phương, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo./.
Tới dự có ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; ông Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội; bà Ngô Thị Doãn Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội, Ngô Thị Doãn Thanh cho biết, tại kỳ họp này, Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô 6 tháng đầu năm; thảo luận, phân tích những yếu tố tác động ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Thủ đô; từ đó xem xét quyết định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố 5 năm 2011-2015.
Cũng theo bà Thanh, mười câu hỏi được chọn lọc từ 183 ý kiến cử tri trong đợt tiếp xúc trước kỳ họp sẽ được đưa ra chất vất tại kỳ họp; trong đó có các câu hỏi về môi trường, giao thông, quản lý đô thị, hiệu quả việc sử dụng ngân sách cho bình ổn giá, giải quyết tình trạng thiếu trường, chênh lệch học phí giữa trường công trường tư...
Thành phố xác định giai đoạn 2010-2015 có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, là “giai đoạn Hà Nội phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”
“Vì vậy phiên họp này đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao của các đại biểu để Hội đồng Nhân dân Thành phố có những quyết nghị đúng đắn nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, mang lại những thay đổi về chất cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong giai đoạn mới,” bà Thanh nhấn mạnh.
Trình bày Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2011, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết, tổng sản phẩm nội địa (GDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 9,3% so với cùng kỳ, trong đó ngành dịch vụ tăng 8,7%, đóng góp 3,9% vào mức tăng chung; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 4,259 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2010, cao hơn chỉ tiêu đề ra (14%).
Tuy nhiên, xuất khẩu có xu hướng tăng chậm lại: quý II chỉ tăng 11,8%, thấp hơn rất nhiều so với quý I (28,1%). Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn khoảng 12,55 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương đạt trên 5 tỷ USD, tăng 26%. Cơ cấu hàng nhập khẩu có đến 70% là máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất…
Ủy ban Nhân dân thành phố khẳng định đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Thành phố thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, tăng thu ngân sách và tiết kiệm chi. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm đạt 61.130 tỷ đồng, bằng 52,9% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2010.
Thực hiện chủ trương đình hoãn, giãn tiến độ các dự án, thành phố đã cắt giảm 252 dự án, công trình đầu tư công chưa thực sự cấp thiết với kinh phí cắt giảm là 806,374 tỷ đồng. Số vốn này được điều chuyển bổ sung cho các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm 2011.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát giá cả thị trường, chỉ số giá tháng 6 tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm hơn so với các tháng trước. Sau 6 tháng, việc thực hiện các chính sách tiền tệ và tài khoá mới có tác dụng, vì vậy sang quý 3 chỉ số giá tiêu dùng có khả năng sẽ giảm nhiệt, dự báo chỉ số giá trung bình cả năm của Hà Nội tăng khoảng 17,5%.
Trong bối cảnh đó, thách thức đối với kinh tế Thủ đô vẫn rất lớn. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 là 12% và cao hơn đặt ra nhiệm vụ 6 tháng còn lại phải tăng ít nhất 14,3%. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, vì thành phố phải đồng thời hoàn thành 2 mục tiêu: tăng trưởng cao nhưng vẫn phải tập trung nguồn lực để kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, thành phố cũng có cơ hội mới, đó là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.
Tiếp đó các Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch phát triển ngành sẽ được Chính phủ phê duyệt . Đây là cơ hội để thành phố triển khai các đề án, đồ án, dự án kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế-xã hội.
Với diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước như hiện nay, GDP cả năm 2011 của Hà Nội dự báo sẽ tăng khoảng 10% trong điều kiện các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô nỗ lực cao triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định từ đầu năm tại các chương trình số 26/CTr-Ủy ban Nhân dân, 33/CTr-UBND, đồng thời tập trung thực hiện kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Cụ thể gồm 7 nhóm giải pháp như tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế; tăng cường công tác quy hoạch; quản lý trật tự, xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn mới; tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố quốc phòng, quân sự địa phương, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)