Khi Hà Lan được cho là quá mạnh và đã chắc suất vào vòng trong, Đan Mạch đang hứa hẹn một cuộc lật đổ, thì hai đội bóng còn lại của bảng E là Cameroon và Nhật Bản không còn sự lựa chọn nào khác là buộc phải thắng để có thể tiếp tục cuộc chơi World Cup 2010.
World Cup năm nay ghi dấu lần góp mặt thứ 6 của đội tuyển Cameroon ở sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, nhiều hơn bất kỳ đội bóng nào khác ở Lục địa Đen. Họ cũng là đại diện châu Phi đầu tiên vào tới vòng tứ kết của một kỳ World Cup (năm 1990 tại Italy) - một kỳ tích mà tới nay chỉ có thêm một đội bóng châu Phi khác làm được là Senegal - năm 2002. Biệt danh “Những con sư tử bất khuất” cũng được ra đời từ chính chiến công hào hùng năm 1990 ấy, khi họ đã đánh bại đương kim vô địch thế giới khi đó là Argentina (1-0) và chỉ chịu thua Anh 2-3 ở hiệp phụ tứ kết.
Sau khi lỗi hẹn năm 2006 trên đất Đức, “những con sư tử bất khuất” Cameroon đã trở lại đầy mạnh mẽ và phong độ, với thành tích tuyệt đối tại vòng loại. Sở hữu nhiều cá nhân xuất sắc cùng dàn cầu thủ có thể lực sung mãn và điểm rơi phong độ hoàn hảo, ban huấn luyện và các cầu thủ đội tuyển Cameroon rất tự tin khi đặt mục tiêu tối thiểu lọt vào vòng 1/8 ở World Cup năm nay.
Hiện tại, Cameroon đang nắm giữ những tiền đạo tốt nhất lịch sử bóng đá châu Phi. Samuel Eto'o - tiền đạo đang thi đấu cho câu lạc bộ Inter Milan (người ghi 9 bàn thắng trong 11 trận vòng loại World Cup 2010) - chính là ngôi sao sáng nhất đội tuyển. Chân sút 29 tuổi này hiện đang nằm trong hàng ngũ những siêu sao bóng đá sáng giá nhất hành tinh.
Với chức vô địch Champions League vừa đoạt được ở Inter Milan, “Báo đen” Eto'o trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử bóng đá đoạt cú ăn ba danh hiệu lớn (Champions League, giải Vô địch Quốc gia, Cup Quốc gia) trong hai mùa giải liên tiếp với hai câu lạc bộ khác nhau - Barcelona và Inter Milan. Anh cũng đang là cầu thủ có số bàn thắng kỷ lục trong lịch sử bóng đá Cameroon (44 bàn). Cầu thủ Pierre Webo, thuộc biên chế câu lạc bộ Mallorca của Tây Ban Nha - có khả năng kết hợp khá ăn ý với Eto'o và tạo thành bộ đôi sát thủ đáng gờm.
Ngoài ra, tuyến tiền vệ cũng là nơi mà người hâm mộ đất nước này đặt nhiều kì vọng. Khả năng công - thủ đều và khá ổn định của những nhân tố như Jean Makoun, Stephane M'Bia và Alexandre Song là không thể xem nhẹ. Trong số 23 cầu thủ tới Nam Phi chỉ có duy nhất tiền đạo trẻ Vincent Aboubakar, sinh năm 1992, là đang thi đấu ở giải trong nước. Tuy nhiên, có một điều đáng lo ngại với Cameroon là độ tuổi trung bình của các cầu thủ khá cao. Trong những trận đấu đòi hỏi tốc độ và thể lực, thật khó để những Geremi - 31 tuổi hay Rigober Song - 33 tuổi có thể đảm bảo được sự ổn định.
Trên thực tế, ý đồ của ông Le Guen từ khi dẫn dắt Cameroon rất rõ ràng: chỉ sử dụng 2 sơ đồ chiến thuật: 4-3-3 và 3-4-3 xoay quanh Eto'o - người sẽ giữ trọng trách dẫn dắt hàng công cũng như lối chơi của toàn đội ở World Cup năm nay. Huấn luyện viên người Pháp này cho biết ông đã nghiên cứu rất kỹ lối chơi của tuyển Nhật Bản. Ông cho rằng vũ khí mạnh nhất của đội bóng “đất nước Mặt trời mọc” là tốc độ của các tiền đạo, và ông đã tìm được phanh hãm.
Dự kiến, trong trận ra quân với Nhật Bản ngày 14/6 tới, huấn luyện viên Le Guen sẽ tung ra “đấu pháp bí mật”, theo đó tiền vệ xuất sắc Alexandre Song sẽ được… ngồi ghế dự bị, trong khi thủ môn 36 tuổi Hamidou Souleymanou được đưa ra sân thay cho “Nhện đen” Carlos Kameni.
Tương tự Cameroon, chiến thuật của đội tuyển Nhật Bản cũng xoay quanh một nhân tố chính - Keisuke Honda. Theo huấn luyện viên Takeshi Okada, ngôi sao đang lên của CSKA Mátxcơva có khả năng giữ bóng tốt và có thể vượt qua hậu vệ bằng lối chơi thông minh. Do đó, ông đưa Honda lên chơi ở nhiều vị trí khác nhau, linh hoạt tùy theo tình huống nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm bàn thắng.
Bên cạnh Honda, “Samurai Xanh” (biệt danh của đội tuyển Nhật Bản) còn có nhiều cầu thủ nổi bật khác như Makoto Hasebe, Takayuki Morimoto và hậu vệ cánh Atsuto Uchida cực kỳ tốc độ, công thủ toàn diện.
Tuy nhiên, không giống như Cameroon, người Nhật Bản vẫn đang hoang mang, quẩn quanh trong những toan tính chiến thuật… không mang lại hiệu quả. Điều này được thể hiện rất rõ trong chuỗi trận giao hữu không biết đến vinh quang trước thềm World Cup. Không hiểu huấn luyện viên muốn các cầu thủ tập dượt thêm về đấu pháp hay để tìm kiếm một chiến thắng làm động lực.
Chính từ những trận giao hữu như thế này, người ta phát hiện ra rằng Nhật Bản của huấn luyện viên Okada thiếu sự tập trung trong phòng ngự, khi chỉ trong 2 trận giao hữu với Anh và Cote d'Ivoire, có tới 3 bàn thua là do họ phản lưới nhà.
Báo giới thể thao và dư luận Nhật Bản cho rằng đội tuyển của họ sẽ thua trắng cả 3 trận tại vòng bảng, khi huấn luyện viên cứ thay đổi chiến thuật cũng như đội hình thi đấu chính thức trong phút chót luôn xoành xoạch. Bản thân Giám đốc kỹ thuật của tuyển Nhật Bản, ông Hiromi Hara cũng lên tiếng chỉ trích huấn luyện viên trưởng: “Chiến thuật của ông ấy luôn thay đổi. Tôi cảm thấy rằng ông ấy không nhận ra được đâu là ý tưởng và đâu là thực tế."
Trong khi đó, người tiền nhiệm của ông Okada, "Phù thủy trắng" Phillippe Troussier cũng cho rằng đội tuyển Nhật Bản sẽ phải trả giá đắt cho "những tư duy lệch lạc và ngu ngốc" của vị huấn luyện viên, đặc biệt là khi ông này không biết trọng dụng khả năng tiềm tàng của tiền vệ dẫn dắt lối chơi Shunsuke Nakamura.
World Cup năm nay ghi dấu lần góp mặt thứ 6 của đội tuyển Cameroon ở sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, nhiều hơn bất kỳ đội bóng nào khác ở Lục địa Đen. Họ cũng là đại diện châu Phi đầu tiên vào tới vòng tứ kết của một kỳ World Cup (năm 1990 tại Italy) - một kỳ tích mà tới nay chỉ có thêm một đội bóng châu Phi khác làm được là Senegal - năm 2002. Biệt danh “Những con sư tử bất khuất” cũng được ra đời từ chính chiến công hào hùng năm 1990 ấy, khi họ đã đánh bại đương kim vô địch thế giới khi đó là Argentina (1-0) và chỉ chịu thua Anh 2-3 ở hiệp phụ tứ kết.
Sau khi lỗi hẹn năm 2006 trên đất Đức, “những con sư tử bất khuất” Cameroon đã trở lại đầy mạnh mẽ và phong độ, với thành tích tuyệt đối tại vòng loại. Sở hữu nhiều cá nhân xuất sắc cùng dàn cầu thủ có thể lực sung mãn và điểm rơi phong độ hoàn hảo, ban huấn luyện và các cầu thủ đội tuyển Cameroon rất tự tin khi đặt mục tiêu tối thiểu lọt vào vòng 1/8 ở World Cup năm nay.
Hiện tại, Cameroon đang nắm giữ những tiền đạo tốt nhất lịch sử bóng đá châu Phi. Samuel Eto'o - tiền đạo đang thi đấu cho câu lạc bộ Inter Milan (người ghi 9 bàn thắng trong 11 trận vòng loại World Cup 2010) - chính là ngôi sao sáng nhất đội tuyển. Chân sút 29 tuổi này hiện đang nằm trong hàng ngũ những siêu sao bóng đá sáng giá nhất hành tinh.
Với chức vô địch Champions League vừa đoạt được ở Inter Milan, “Báo đen” Eto'o trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử bóng đá đoạt cú ăn ba danh hiệu lớn (Champions League, giải Vô địch Quốc gia, Cup Quốc gia) trong hai mùa giải liên tiếp với hai câu lạc bộ khác nhau - Barcelona và Inter Milan. Anh cũng đang là cầu thủ có số bàn thắng kỷ lục trong lịch sử bóng đá Cameroon (44 bàn). Cầu thủ Pierre Webo, thuộc biên chế câu lạc bộ Mallorca của Tây Ban Nha - có khả năng kết hợp khá ăn ý với Eto'o và tạo thành bộ đôi sát thủ đáng gờm.
Ngoài ra, tuyến tiền vệ cũng là nơi mà người hâm mộ đất nước này đặt nhiều kì vọng. Khả năng công - thủ đều và khá ổn định của những nhân tố như Jean Makoun, Stephane M'Bia và Alexandre Song là không thể xem nhẹ. Trong số 23 cầu thủ tới Nam Phi chỉ có duy nhất tiền đạo trẻ Vincent Aboubakar, sinh năm 1992, là đang thi đấu ở giải trong nước. Tuy nhiên, có một điều đáng lo ngại với Cameroon là độ tuổi trung bình của các cầu thủ khá cao. Trong những trận đấu đòi hỏi tốc độ và thể lực, thật khó để những Geremi - 31 tuổi hay Rigober Song - 33 tuổi có thể đảm bảo được sự ổn định.
Trên thực tế, ý đồ của ông Le Guen từ khi dẫn dắt Cameroon rất rõ ràng: chỉ sử dụng 2 sơ đồ chiến thuật: 4-3-3 và 3-4-3 xoay quanh Eto'o - người sẽ giữ trọng trách dẫn dắt hàng công cũng như lối chơi của toàn đội ở World Cup năm nay. Huấn luyện viên người Pháp này cho biết ông đã nghiên cứu rất kỹ lối chơi của tuyển Nhật Bản. Ông cho rằng vũ khí mạnh nhất của đội bóng “đất nước Mặt trời mọc” là tốc độ của các tiền đạo, và ông đã tìm được phanh hãm.
Dự kiến, trong trận ra quân với Nhật Bản ngày 14/6 tới, huấn luyện viên Le Guen sẽ tung ra “đấu pháp bí mật”, theo đó tiền vệ xuất sắc Alexandre Song sẽ được… ngồi ghế dự bị, trong khi thủ môn 36 tuổi Hamidou Souleymanou được đưa ra sân thay cho “Nhện đen” Carlos Kameni.
Tương tự Cameroon, chiến thuật của đội tuyển Nhật Bản cũng xoay quanh một nhân tố chính - Keisuke Honda. Theo huấn luyện viên Takeshi Okada, ngôi sao đang lên của CSKA Mátxcơva có khả năng giữ bóng tốt và có thể vượt qua hậu vệ bằng lối chơi thông minh. Do đó, ông đưa Honda lên chơi ở nhiều vị trí khác nhau, linh hoạt tùy theo tình huống nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm bàn thắng.
Bên cạnh Honda, “Samurai Xanh” (biệt danh của đội tuyển Nhật Bản) còn có nhiều cầu thủ nổi bật khác như Makoto Hasebe, Takayuki Morimoto và hậu vệ cánh Atsuto Uchida cực kỳ tốc độ, công thủ toàn diện.
Tuy nhiên, không giống như Cameroon, người Nhật Bản vẫn đang hoang mang, quẩn quanh trong những toan tính chiến thuật… không mang lại hiệu quả. Điều này được thể hiện rất rõ trong chuỗi trận giao hữu không biết đến vinh quang trước thềm World Cup. Không hiểu huấn luyện viên muốn các cầu thủ tập dượt thêm về đấu pháp hay để tìm kiếm một chiến thắng làm động lực.
Chính từ những trận giao hữu như thế này, người ta phát hiện ra rằng Nhật Bản của huấn luyện viên Okada thiếu sự tập trung trong phòng ngự, khi chỉ trong 2 trận giao hữu với Anh và Cote d'Ivoire, có tới 3 bàn thua là do họ phản lưới nhà.
Báo giới thể thao và dư luận Nhật Bản cho rằng đội tuyển của họ sẽ thua trắng cả 3 trận tại vòng bảng, khi huấn luyện viên cứ thay đổi chiến thuật cũng như đội hình thi đấu chính thức trong phút chót luôn xoành xoạch. Bản thân Giám đốc kỹ thuật của tuyển Nhật Bản, ông Hiromi Hara cũng lên tiếng chỉ trích huấn luyện viên trưởng: “Chiến thuật của ông ấy luôn thay đổi. Tôi cảm thấy rằng ông ấy không nhận ra được đâu là ý tưởng và đâu là thực tế."
Trong khi đó, người tiền nhiệm của ông Okada, "Phù thủy trắng" Phillippe Troussier cũng cho rằng đội tuyển Nhật Bản sẽ phải trả giá đắt cho "những tư duy lệch lạc và ngu ngốc" của vị huấn luyện viên, đặc biệt là khi ông này không biết trọng dụng khả năng tiềm tàng của tiền vệ dẫn dắt lối chơi Shunsuke Nakamura.
- Trận đấu giữa Nhật Bản và Cameroon sẽ diễn ra lúc 21h ngày 14/6 (giờ Hà Nội) - Địa điểm: Sân vận động Free State ở thành phố Bloemfontein, với sức chứa 45.000 khán giả - Trọng tài chính: Olegario Benquerenca, người Bồ Đào Nha * Cameroon: - Thành tích: huy chương vàng Olympic Sydney 2000, Tứ kết World Cup 1990, Á quân Confederations Cup 2003, Vô địch CAN Cup 1984, 1988, 2000, 2002. - Đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng tháng 5 - 6/2010 của FIFA - Huấn luyện viên trưởng: Paul Le Guen, người Pháp * Nhật Bản: - Thành tích: 3 lần vô địch Asian Cup (1992, 2000, 2004), Á quân Confederations Cup 2001 - Đứng thứ 45 trong bảng xếp hạng tháng 5 - 6/2010 của FIFA - Huấn luyện viên trưởng: Takesi Okada, người Nhật Bản * Lịch sử đối đầu: Hai đội từng 2 lần gặp nhau, trong đó Nhật Bản toàn thắng, ghi được tổng cộng 4 bàn và không để thủng lưới bàn nào. |
Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)