Ngày 4/6, Quốc hội đã nghe tờ trình dự án Luật việc làm từ Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội và bản báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Bên lề Quốc hội, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
- Thưa bà, nếu Luật Việc làm được đưa vào cuộc sống thì có ý nghĩa như thế nào đối với người lao động?
Bà Trương Thị Mai: Luật Việc làm điều chỉnh toàn bộ lực lượng lao động đang làm việc tại Việt Nam, nhưng các chính sách của luật này đang hướng nhiều về khu vực phi chính thức, còn khu vực chính thức đã được tập trung để điều chỉnh trong Bộ Luật Lao động ở cả hai góc độ là tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động.
Vì vậy mà Luật Việc làm chỉ còn điều chỉnh mấy vấn đề như: chính sách bảo hiểm thất nghiệp, khi người lao động bị thất nghiệp, khi đó họ sẽ được hưởng một khoản trợ cấp trong thời gian nhất định để có thể được đào tạo nghề, đào lạo lại nghề hoặc được hỗ trợ tư vấn để quay lại thị trường lao động.
Một chính sách khác nữa sẽ tác động tới lực lượng đang có quan hệ lao động là thông tin dự báo về thị trường lao động. Trong thời buổi hiện nay, một người lao động đôi khi không làm việc mãi trong một doanh nghiệp hoặc một công việc cụ thể, họ có quyền tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Người lao động có thể dựa vào thông tin dự báo thị trường lao động hàng tháng, hàng tuần để quyết định xem có chuyển dịch công việc hay không.
Mỗi năm chúng ta có khoảng 1 đến 2 triệu lao động trẻ bước vào thị trường lao động và trong số đó có 1,2 triệu việc làm mới nên cần phải dành sự quan tâm và chính sách đặc biệt hơn, những đối tượng này chính là nguồn nhân lực hiện nay và trong tương lai của nền kinh tế.
Hiện nay, mới có khoảng 33% lao động làm công ăn lương, vẫn còn khoảng 67% lao động không có quan hệ lao động trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Việc ban hành Luật việc làm là cần thiết nhằm góp phần phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động.
- Có quan điểm cho rằng không chỉ quan tâm đến đào tạo nghề chất lượng cao mà còn phải đào tạo cả văn hóa cho người lao động, ý kiến của bà về vấn đề này?
Bà Trương Thị Mai: Hiện nay, chúng ta đang bắt đầu vận hành nhanh hơn quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, trong đó thị trường lao động là yếu tố quan trọng nên việc nâng cao chất lượng cho người lao động về tay nghề, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng.
Chúng ta đang hướng tới mục tiêu việc làm bền vững thì người lao động phải có tay nghề, có thu nhập thỏa đáng, môi trường làm việc an toàn. Những yếu tố này sẽ gắn với đạo đức nghề nghiệp, tác phong của người lao động.
Trong 10 năm tới, chúng ta sẽ tiếp tục cơ cấu lại lao động, sẽ có khoảng 10 triệu lao động nông thôn chuyển sang khu vực chính thức, đòi hỏi có sự tác động của chính sách, nếu không để chuyển dịch tự nhiên thì sự tổn thương với người lao động rất lớn.
Chính sách này là để hỗ trợ họ học nghề, tạo dựng cho họ, cần có chính sách bảo hiểm thất nghiệp để trong trường hợp người lao động đang có việc mà thất nghiệp thì được bảo hiểm.
Nếu chất lượng người lao động, nguồn nhân lực không đáp ứng được thì quá trình tái cơ cấu sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn là vượt qua mức của một nước trung bình thấp, tiến lên nước trung bình khá.
- Liệu có chính sách đặc biệt nào đào tạo người lao động từ nông thôn ra thành thị không thưa bà?
Bà Trương Thị Mai: Lao động nông thôn ra thành thị sẽ chuyển dịch bằng quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Trong quá trình chuyển dịch họ sẽ được hỗ trợ chính sách tư vấn, đào tạo nghề, bảo vệ để lao động nông thôn an toàn trong quá trình chuyển dịch.
Nếu người nông thôn cứ tràn ra thành thị như hiện nay mà không được điều chỉnh bởi chính sách thì mức độ an toàn của họ không cao, có thể họ sẽ bị giới chủ bóc lột tiền lương, làm việc trong môi trường không an toàn. Bên cạnh đó sẽ kéo theo cả gia đình họ cũng sẽ không được hưởng các chính sách về giáo dục, đào tạo, y tế…
- Thưa bà, có một số ý kiến cho rằng không nên chuyển bảo hiểm thất nghiệp sang bảo hiểm việc làm mà nên cải cách những điều khoản không phù hợp của bảo biểm thất nghiệp ngay trong chính bảo hiểm xã hội?
Bà Trương Thị Mai: Hiện rất ít nước trên thế giới thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm vì bảo hiểm việc làm là bảo hiểm cho cả doanh nghiệp và người lao động. Như vậy chính sách này chỉ có hiệu quả ở những đất nước mà tỷ lệ lao động trong quan hệ lao động ở mức độ cao, khoảng 80-90%, tức là người ta phải đóng góp rất lớn vào quỹ bảo hiểm và đất nước đó phải là đất nước phát triển.
Nước ta đang ở mức độ thấp, tỷ lệ lao động trong quan hệ lao động mới khoảng trên dưới 30% và nước ta là nước đang phát triển nên lực để hỗ trợ và điều hành quỹ bảo hiểm việc làm là không có khả năng.
Tôi đề nghị chúng ta vẫn nên giữ nguyên chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhưng có bổ sung thêm chính sách mới là hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp trong khi nền kinh tế có khó khăn để các doanh nghiệp duy trì việc làm. Có lẽ với mức độ hiện nay chỉ có thể dừng lại như thế.
- Một số người cũng lo ngại việc Luật Việc làm quy định hoạt động cho thuê lại lao động được xem là một trong những nội dung của hoạt động dịch vụ việc làm, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động?
Bà Trương Thị Mai: Doanh nghiệp cho thuê lao động đã được bổ sung trong Luật Lao động và đang chuẩn bị ban hàng văn bản hướng dẫn để việc cho thuê lao động đảm bảo được đúng pháp luật. Việc doanh nghiệp không sử dụng lao động trực tiếp mà dùng số lao động tuyển dụng được đi cho thuê, quá trình đó có thể làm cho người lao động không an toàn hoặc không được nhận thu nhập đúng với công sức mà họ bỏ ra.
Vì vậy, Luật Lao động cũng đã có những quy định mang tính nguyên tắc và tiêu chuẩn về việc này. Chúng tôi sẽ giám sát văn bản dưới luật để đảm bảo việc thực thi chính sách bảo vệ được người lao động.
Còn tư vấn dịch vụ việc làm là quy định đã vận hành. Hiện có hai loại hình làm tư vấn dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp do nhà nước tổ chức, doanh nghiệp tư vấn dịch vụ việc làm thì được xã hội hóa, vận hành theo quy định pháp luật và cả hai vấn đề đều đang được đưa vào điều chỉnh trong Luật Việc làm. Nhưng doanh nghiệp tư vấn dịch vụ việc làm là doanh nghiệp có điều kiện, được quy định tại Luật Việc làm.
- Xin cảm ơn bà!
Bên lề Quốc hội, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
- Thưa bà, nếu Luật Việc làm được đưa vào cuộc sống thì có ý nghĩa như thế nào đối với người lao động?
Bà Trương Thị Mai: Luật Việc làm điều chỉnh toàn bộ lực lượng lao động đang làm việc tại Việt Nam, nhưng các chính sách của luật này đang hướng nhiều về khu vực phi chính thức, còn khu vực chính thức đã được tập trung để điều chỉnh trong Bộ Luật Lao động ở cả hai góc độ là tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động.
Vì vậy mà Luật Việc làm chỉ còn điều chỉnh mấy vấn đề như: chính sách bảo hiểm thất nghiệp, khi người lao động bị thất nghiệp, khi đó họ sẽ được hưởng một khoản trợ cấp trong thời gian nhất định để có thể được đào tạo nghề, đào lạo lại nghề hoặc được hỗ trợ tư vấn để quay lại thị trường lao động.
Một chính sách khác nữa sẽ tác động tới lực lượng đang có quan hệ lao động là thông tin dự báo về thị trường lao động. Trong thời buổi hiện nay, một người lao động đôi khi không làm việc mãi trong một doanh nghiệp hoặc một công việc cụ thể, họ có quyền tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Người lao động có thể dựa vào thông tin dự báo thị trường lao động hàng tháng, hàng tuần để quyết định xem có chuyển dịch công việc hay không.
Mỗi năm chúng ta có khoảng 1 đến 2 triệu lao động trẻ bước vào thị trường lao động và trong số đó có 1,2 triệu việc làm mới nên cần phải dành sự quan tâm và chính sách đặc biệt hơn, những đối tượng này chính là nguồn nhân lực hiện nay và trong tương lai của nền kinh tế.
Hiện nay, mới có khoảng 33% lao động làm công ăn lương, vẫn còn khoảng 67% lao động không có quan hệ lao động trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Việc ban hành Luật việc làm là cần thiết nhằm góp phần phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động.
- Có quan điểm cho rằng không chỉ quan tâm đến đào tạo nghề chất lượng cao mà còn phải đào tạo cả văn hóa cho người lao động, ý kiến của bà về vấn đề này?
Bà Trương Thị Mai: Hiện nay, chúng ta đang bắt đầu vận hành nhanh hơn quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, trong đó thị trường lao động là yếu tố quan trọng nên việc nâng cao chất lượng cho người lao động về tay nghề, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng.
Chúng ta đang hướng tới mục tiêu việc làm bền vững thì người lao động phải có tay nghề, có thu nhập thỏa đáng, môi trường làm việc an toàn. Những yếu tố này sẽ gắn với đạo đức nghề nghiệp, tác phong của người lao động.
Trong 10 năm tới, chúng ta sẽ tiếp tục cơ cấu lại lao động, sẽ có khoảng 10 triệu lao động nông thôn chuyển sang khu vực chính thức, đòi hỏi có sự tác động của chính sách, nếu không để chuyển dịch tự nhiên thì sự tổn thương với người lao động rất lớn.
Chính sách này là để hỗ trợ họ học nghề, tạo dựng cho họ, cần có chính sách bảo hiểm thất nghiệp để trong trường hợp người lao động đang có việc mà thất nghiệp thì được bảo hiểm.
Nếu chất lượng người lao động, nguồn nhân lực không đáp ứng được thì quá trình tái cơ cấu sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn là vượt qua mức của một nước trung bình thấp, tiến lên nước trung bình khá.
- Liệu có chính sách đặc biệt nào đào tạo người lao động từ nông thôn ra thành thị không thưa bà?
Bà Trương Thị Mai: Lao động nông thôn ra thành thị sẽ chuyển dịch bằng quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Trong quá trình chuyển dịch họ sẽ được hỗ trợ chính sách tư vấn, đào tạo nghề, bảo vệ để lao động nông thôn an toàn trong quá trình chuyển dịch.
Nếu người nông thôn cứ tràn ra thành thị như hiện nay mà không được điều chỉnh bởi chính sách thì mức độ an toàn của họ không cao, có thể họ sẽ bị giới chủ bóc lột tiền lương, làm việc trong môi trường không an toàn. Bên cạnh đó sẽ kéo theo cả gia đình họ cũng sẽ không được hưởng các chính sách về giáo dục, đào tạo, y tế…
- Thưa bà, có một số ý kiến cho rằng không nên chuyển bảo hiểm thất nghiệp sang bảo hiểm việc làm mà nên cải cách những điều khoản không phù hợp của bảo biểm thất nghiệp ngay trong chính bảo hiểm xã hội?
Bà Trương Thị Mai: Hiện rất ít nước trên thế giới thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm vì bảo hiểm việc làm là bảo hiểm cho cả doanh nghiệp và người lao động. Như vậy chính sách này chỉ có hiệu quả ở những đất nước mà tỷ lệ lao động trong quan hệ lao động ở mức độ cao, khoảng 80-90%, tức là người ta phải đóng góp rất lớn vào quỹ bảo hiểm và đất nước đó phải là đất nước phát triển.
Nước ta đang ở mức độ thấp, tỷ lệ lao động trong quan hệ lao động mới khoảng trên dưới 30% và nước ta là nước đang phát triển nên lực để hỗ trợ và điều hành quỹ bảo hiểm việc làm là không có khả năng.
Tôi đề nghị chúng ta vẫn nên giữ nguyên chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhưng có bổ sung thêm chính sách mới là hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp trong khi nền kinh tế có khó khăn để các doanh nghiệp duy trì việc làm. Có lẽ với mức độ hiện nay chỉ có thể dừng lại như thế.
- Một số người cũng lo ngại việc Luật Việc làm quy định hoạt động cho thuê lại lao động được xem là một trong những nội dung của hoạt động dịch vụ việc làm, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động?
Bà Trương Thị Mai: Doanh nghiệp cho thuê lao động đã được bổ sung trong Luật Lao động và đang chuẩn bị ban hàng văn bản hướng dẫn để việc cho thuê lao động đảm bảo được đúng pháp luật. Việc doanh nghiệp không sử dụng lao động trực tiếp mà dùng số lao động tuyển dụng được đi cho thuê, quá trình đó có thể làm cho người lao động không an toàn hoặc không được nhận thu nhập đúng với công sức mà họ bỏ ra.
Vì vậy, Luật Lao động cũng đã có những quy định mang tính nguyên tắc và tiêu chuẩn về việc này. Chúng tôi sẽ giám sát văn bản dưới luật để đảm bảo việc thực thi chính sách bảo vệ được người lao động.
Còn tư vấn dịch vụ việc làm là quy định đã vận hành. Hiện có hai loại hình làm tư vấn dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp do nhà nước tổ chức, doanh nghiệp tư vấn dịch vụ việc làm thì được xã hội hóa, vận hành theo quy định pháp luật và cả hai vấn đề đều đang được đưa vào điều chỉnh trong Luật Việc làm. Nhưng doanh nghiệp tư vấn dịch vụ việc làm là doanh nghiệp có điều kiện, được quy định tại Luật Việc làm.
- Xin cảm ơn bà!
Minh Thúy (Vietnam+)