Nhật báo Italy La Stampa đưa tin Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chuẩn bị bơm 600 tỷ euro (794 tỷ USD) để giải nguy cho Italy - quốc gia đang ngập trong núi nợ công 1.900 tỷ USD (xấp xỉ 120% GDP nước này).
Tuy nhiên, người phát ngôn của IMF mới đây đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên và khẳng định "IMF chưa thỏa thuận gì với chính quyền Italy về chương trình cứu trợ của quỹ."
Người đứng đầu IMF, bà Christine Lagarde cũng cho biết Italy không đề nghị bất kỳ một sự hỗ trợ nào từ quỹ này. Tuy nhiên, bà Lagarde đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng tìm ra một giải pháp toàn diện để đối phó với cuộc khủng hoảng tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong những tuần gần đây, chi phí đi vay của Chính phủ Italy "nóng" lên từng ngày, với lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm đã chạy qua ngưỡng 7% - đây là mốc báo trước kịch bản phải xin cứu trợ (như đã từng xảy ra với các nước khác trong Eurozone).
Cụ thể, tại phiên đấu giá trái phiếu ngày 28/11, với trái phiếu thời hạn 12 năm, Chính phủ Italy đã phải trả mức lãi 7,2%, cao hơn 2,7 điểm phần trăm so với phiên đấu giá trước. Tại phiên này, Italy đã huy động được 750 triệu USD.
"Cửa ải" lớn hơn với chính phủ mới là phiên đấu giá trái phiếu ngày 29/11, với kế hoạch bán 10,6 tỷ USD nợ có 3 kỳ hạn thanh toán khác nhau, trong đó có loại trái phiếu thời hạn 10 năm. Các thị trường sợ rằng Italy sẽ dính phải đường nợ hình xoắn ốc, có thể đẩy nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone vào tình trạng phá sản và phá hủy đồng euro.
Thủ tướng Mario Monti đang đứng trước sức ép ngày càng lớn để có thể thuyết phục được các thị trường rằng chính phủ mới có một chiến lược nhằm kiềm chế nợ và cân bằng lại ngân sách vào năm 2013.
Ông Monti dự kiến sẽ công bố bổ sung thêm các biện pháp khắc khổ vào cuối tuần này. Hiện nhiều chuyên gia cho rằng Italy quá lớn để châu Âu có thể cứu trợ, và rằng nước này cần phải tái cấp vốn 267 tỷ USD vào cuối tháng Tư tới.
Lãi suất trái phiếu cũng phải ánh bức tranh kinh tế u ám, với dự báo Italy sẽ trượt vào suy thoái trong quý I/2012. Mới đây, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Italy xuống 0,7% năm 2011 và -0,5% năm 2012, trong khi những con số được đưa ra trước đó là 1,1% và 1,6%.
Tuy nhiên, trong tháng 11/2011, lòng tin của giới doanh nghiệp Italy lại được cải thiện đôi chút, sau khi rớt xuống mức thấp nhất của 21 tháng qua trong tháng 10/2011./.
Tuy nhiên, người phát ngôn của IMF mới đây đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên và khẳng định "IMF chưa thỏa thuận gì với chính quyền Italy về chương trình cứu trợ của quỹ."
Người đứng đầu IMF, bà Christine Lagarde cũng cho biết Italy không đề nghị bất kỳ một sự hỗ trợ nào từ quỹ này. Tuy nhiên, bà Lagarde đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng tìm ra một giải pháp toàn diện để đối phó với cuộc khủng hoảng tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong những tuần gần đây, chi phí đi vay của Chính phủ Italy "nóng" lên từng ngày, với lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm đã chạy qua ngưỡng 7% - đây là mốc báo trước kịch bản phải xin cứu trợ (như đã từng xảy ra với các nước khác trong Eurozone).
Cụ thể, tại phiên đấu giá trái phiếu ngày 28/11, với trái phiếu thời hạn 12 năm, Chính phủ Italy đã phải trả mức lãi 7,2%, cao hơn 2,7 điểm phần trăm so với phiên đấu giá trước. Tại phiên này, Italy đã huy động được 750 triệu USD.
"Cửa ải" lớn hơn với chính phủ mới là phiên đấu giá trái phiếu ngày 29/11, với kế hoạch bán 10,6 tỷ USD nợ có 3 kỳ hạn thanh toán khác nhau, trong đó có loại trái phiếu thời hạn 10 năm. Các thị trường sợ rằng Italy sẽ dính phải đường nợ hình xoắn ốc, có thể đẩy nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone vào tình trạng phá sản và phá hủy đồng euro.
Thủ tướng Mario Monti đang đứng trước sức ép ngày càng lớn để có thể thuyết phục được các thị trường rằng chính phủ mới có một chiến lược nhằm kiềm chế nợ và cân bằng lại ngân sách vào năm 2013.
Ông Monti dự kiến sẽ công bố bổ sung thêm các biện pháp khắc khổ vào cuối tuần này. Hiện nhiều chuyên gia cho rằng Italy quá lớn để châu Âu có thể cứu trợ, và rằng nước này cần phải tái cấp vốn 267 tỷ USD vào cuối tháng Tư tới.
Lãi suất trái phiếu cũng phải ánh bức tranh kinh tế u ám, với dự báo Italy sẽ trượt vào suy thoái trong quý I/2012. Mới đây, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Italy xuống 0,7% năm 2011 và -0,5% năm 2012, trong khi những con số được đưa ra trước đó là 1,1% và 1,6%.
Tuy nhiên, trong tháng 11/2011, lòng tin của giới doanh nghiệp Italy lại được cải thiện đôi chút, sau khi rớt xuống mức thấp nhất của 21 tháng qua trong tháng 10/2011./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)