Quy hoạch xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương là cần thiết

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên chia sẻ: Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương là việc làm cần thiết nhằm kiểm soát số lượng, chất lượng các công trình...
Quy hoạch xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương là cần thiết ảnh 1Đoàn dâng hương từ sân trung tâm lễ hội lên đền Thượng. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Hội thảo về Quy hoạch tượng đài, tượng ngoài trời Quốc tổ Hùng Vương đến năm 2035 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) diễn ra ngày 8/5, tại Hà Nội.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên chia sẻ: Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương là việc làm cần thiết nhằm kiểm soát số lượng, chất lượng các công trình tượng đài Quốc tổ Hùng Vương từ nay đến năm 2035 trên cả nước; xác định nhiệm vụ, mục tiêu, địa điểm xây dựng tượng đài.

Thông qua hội thảo, Ban tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các nhà quản lý văn hóa, nhà quy hoạch, xây dựng, nhà khoa học về lịch sử, di sản; hoàn thiện nội dung nhiệm vụ, mục tiêu, tiêu chí “Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương đến năm 2035.”

Đa số đại biểu tham dự cho rằng: Các tượng đài Quốc tổ Hùng Vương góp phần thể hiện lòng thành kính, sự tri ân công đức tổ tiên, đã đáp ứng được một phần yêu cầu về tinh thần, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong việc tri ân công đức các vua Hùng có công dựng nước; giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Tượng đài các vua Hùng thường được xây dựng ngoài trời, một số nằm trong các khu vui chơi, thắng cảnh, du lịch với mục đích trang trí cảnh quan nên không mang tính biểu tượng, thiếu sáng tạo về nghệ thuật.

Hiện chưa có quy hoạch tổng thể không gian, kiến trúc cho tượng đài Hùng Vương để tạo thành điểm nhấn văn hóa, chưa có sự phối hợp quy hoạch đồng bộ về cảnh quan, không gian, bài trí, ánh sáng, màu sắc...

[Hàng nghìn người dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng]

Tượng đài Hùng Vương có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân Việt Nam. Do đó, việc xây dựng tượng đài Hùng Vương là việc làm tạo ra cơ sở vật chất, biểu tượng văn hóa.

Việc quy hoạch địa điểm xây dựng tượng đài Hùng Vương góp phần đảm bảo sự quản lý thống nhất phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và kiểm soát số lượng, chất lượng các tượng đài Hùng Vương trong cả nước.

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ khẳng định sự cần thiết phải có quy hoạch, tổ chức xây dựng tượng đài Vua Hùng tại các địa phương.

Tuy nhiên, ở địa phương, hình tượng Hùng Vương được hình thành qua ý thức cộng đồng, các tiêu chí, chứng tích lịch sử không rõ ràng. Do đó, tỉnh Phú Thọ đề nghị cần có tiêu chí rõ, trong đó nên quan tâm đến tiêu chí xây dựng tượng ngoài trời để làm rõ giá trị văn hóa, lịch sử. Tỉnh Phú Thọ hiện đã phác họa mẫu tượng, đưa ra một số địa điểm xây dựng và đang chờ phê duyệt.

Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ: Có một thực tế là ý niệm về vua Hùng phát triển dần theo sự phát triển của quốc gia. Giá trị lớn nhất mà Việt Nam nên phát huy là Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng. Ông Dương Trung Quốc cho rằng nên xây dựng các khu thờ cúng vua Hùng thay vì tìm cách xây dựng tượng đài ở khắp nơi.

Theo hồ sơ quốc gia trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”

Hiện nay, đa số tượng vua Hùng được xây dựng trong các đền thờ, một số ít tại các không gian ngoài trời công cộng. Khảo sát trên cả nước cho thấy hiện chưa có công trình tượng Quốc tổ Hùng Vương nào được xây dựng đúng với tính chất, quy mô của công trình tượng đài. Các công trình tượng Quốc tổ Hùng Vương mới chỉ dừng lại ở dạng tượng thờ trong đền, khu tưởng niệm, thường là tượng trang trí phục vụ du lịch...

Hội thảo về Quy hoạch tượng đài, tượng ngoài trời Quốc tổ Hùng Vương sẽ tiếp tục diễn ra ngày 10/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quý IV năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trình Chính phủ đề án “Quy hoạch tượng đài, tượng ngoài trời Quốc tổ Hùng Vương đến năm 2035”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Đảng bộ Công an Trung ương tổng kết công tác năm 2024

Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp tiếp tục xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương thật sự trong sạch, vững mạnh, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự.

Quang cảnh hội nghị. (Nguồn: Báo Quảng Nam)

Tinh gọn bộ máy: Quảng Nam tinh giản 6.393 biên chế

Quảng Nam đã tinh giản 6.393 biên chế trong toàn hệ thống chính trị đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; cơ bản hoàn thành chấm dứt hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn, dài hạn...

Bà Vương Ngọc Hà giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang. (Nguồn: Báo Chính phủ)

Phê chuẩn nhân sự Ủy ban Nhân dân của tỉnh Hà Giang và tỉnh Đắk Nông

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Văn Sơn. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đối với bà Vương Ngọc Hà

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước tặng hoa chúc mừng đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư khóa XIII. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 qua ảnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời; Kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt; Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là ba trong các sự kiện nổi bật của Việt Nam do TTXVN bình chọn.