Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đào Xuân Học nhấn mạnh việc thực hiện Quy hoạch thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ rất quan trọng vì đây là khu vực thường bị ảnh hưởng nhiều do bão, nên quy hoạch cần chú trọng tới giải pháp thoát lũ.
Phát biểu tại buổi báo cáo Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Viện quy hoạch Thủy lợi thuộc Tổng cục thủy lợi, tổ chức ngày 18/8, Thứ trưởng Đào Xuân Học yêu cầu Viện Quy hoạch Thủy lợi cần rà soát lại nhiệm vụ công trình hiện có để đánh giá hiệu quả các công trình cho phù hợp.
Đồng thời, Viện cũng cần nghiên cứu, xem lại các số liệu cho phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Thứ trưởng nói.
Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ được thực hiện ở sáu tỉnh gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế nhằm rà soát quá trình phát triển và bảo vệ nguồn nước trên các lĩnh vực cấp nước, thoát nước và chống lũ… phù hợp trong việc thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Quy hoạch này cũng nhằm đề xuất các giải pháp tổng thể thủy lợi, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo phát triển bền vững hiệu quả tài nguyên nước ở các lưu vực sông vùng Bắc Trung Bộ, nâng cao đời sống người dân.
Ngoài ra, Quy hoạch sẽ nghiên cứu xây dựng các công trình trên cửa sông để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tiêu thoát nước cho vùng ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020-2030 và định hướng đến năm 2050.
Tại buổi báo cáo, đa số các đại biểu đều đánh giá việc phân vùng thực hiện quy hoạch và các giải pháp đề xuất trong báo cáo Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ là phù hợp, thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, quy hoạch này cũng dự kiến đến năm 2050 tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ làm mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng một triệu người và 81.000ha thiếu nguồn nước và khoảng 170.000ha bị ảnh hưởng trong tiêu úng.
Trường hợp nước biển dâng 30cm, có khoảng 85.000ha bị ảnh hưởng trong đó có tới 28.000ha có nguy cơ ngập…/.
Phát biểu tại buổi báo cáo Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Viện quy hoạch Thủy lợi thuộc Tổng cục thủy lợi, tổ chức ngày 18/8, Thứ trưởng Đào Xuân Học yêu cầu Viện Quy hoạch Thủy lợi cần rà soát lại nhiệm vụ công trình hiện có để đánh giá hiệu quả các công trình cho phù hợp.
Đồng thời, Viện cũng cần nghiên cứu, xem lại các số liệu cho phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Thứ trưởng nói.
Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ được thực hiện ở sáu tỉnh gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế nhằm rà soát quá trình phát triển và bảo vệ nguồn nước trên các lĩnh vực cấp nước, thoát nước và chống lũ… phù hợp trong việc thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Quy hoạch này cũng nhằm đề xuất các giải pháp tổng thể thủy lợi, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo phát triển bền vững hiệu quả tài nguyên nước ở các lưu vực sông vùng Bắc Trung Bộ, nâng cao đời sống người dân.
Ngoài ra, Quy hoạch sẽ nghiên cứu xây dựng các công trình trên cửa sông để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tiêu thoát nước cho vùng ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020-2030 và định hướng đến năm 2050.
Tại buổi báo cáo, đa số các đại biểu đều đánh giá việc phân vùng thực hiện quy hoạch và các giải pháp đề xuất trong báo cáo Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ là phù hợp, thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, quy hoạch này cũng dự kiến đến năm 2050 tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ làm mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng một triệu người và 81.000ha thiếu nguồn nước và khoảng 170.000ha bị ảnh hưởng trong tiêu úng.
Trường hợp nước biển dâng 30cm, có khoảng 85.000ha bị ảnh hưởng trong đó có tới 28.000ha có nguy cơ ngập…/.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)