Chiều 17/11, Bộ Xây dựng đã có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về các nội dung: thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn; công tác xây dựng theo Quy hoạch chung Thủ đô sau khi phê duyệt; phát triển nhà ở xã hội; chất lượng các công trình xây dựng…
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong suốt chặng đường dài, Bộ Xây dựng đã phối hợp hiệu quả với các địa phương trên toàn quốc và đặc biệt là Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực quản lý, phát triển đô thị, đem lại diện mạo mới cho thành phố. Một trong những thành công được ghi nhận là Đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Chính phủ phê duyệt với tính đồng bộ cao, quy mô xứng tầm quốc tế và khu vực.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ sát cánh cùng Hà Nội trong việc cụ thể hóa quy hoạch chung bằng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị… là cơ sở để triển khai hàng loạt các dự án phát triển đô thị, nhà ở, nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng. Các bước này sẽ giúp kiểm soát theo đúng trình tự phát triển đô thị.
Một trong những vấn đề được hai bên quan tâm là phát triển nhà ở trong đó tiêu điểm ưu tiên là loại hình nhà ở xã hội. Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và cả người dân - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định.
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì Nhà nước cần tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả; đồng thời, rất cần chính sách hỗ trợ đặc biệt để phát triển nhà ở phi hàng hóa (trong đó chủ yếu do Nhà nước can thiệp), nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho nhóm đối tượng không có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.
Loại hình nhà ở phi hàng hóa (nhà ở xã hội) dành để bán, cho thuê, thuê mua sẽ nhằm đáp ứng cho đối tượng dân nghèo, không có điều kiện mua hoặc thuê nhà theo giá thị trường. Phát triển được loại hình nhà ở phi hàng hóa là con đường gần nhất để đi đến mục tiêu mọi người dân đều có quyền có chỗ ở.
Dù không đặt ra các tiêu trí cao như nhà ở hàng hóa (thương mại) nhưng phải loại bỏ ngay tư tưởng nhà ở phi hàng hóa (nhà ở xã hội) là “cho nhiều hơn mua” nên không chú trọng đến chất lượng, ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị và đời sống của người dân. Ngoài việc góp phần tăng diện mạo đô thị, cảnh quan kiến trúc, môi trường, những căn nhà này phải thực sự đem lại hạnh phúc cho người đến ở.
Bộ Xây dựng đã đề xuất lên Chính phủ tám nhóm đối tượng cụ thể cần hỗ trợ, gồm người có công với cách mạng; hộ nghèo khu vực nông thôn; người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; công nhân lao động; học sinh-sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam...).
Nhà nước là chủ đầu tư cải tạo chung cư cũ tại nội đô
Một trong những vần đề được cả Bộ Xây dựng và Hà Nội quan tâm là cải tạo chung cư cũ tại nội đô và chất lượng nhà tái định cư. Hiện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có gần 2.000 chung cư cũ, ảnh hưởng đến chất lượng đô thị, bộ mặt kiến trúc và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân nên rất cần nâng cấp xây dựng lại. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế chính sách phù hợp thì rất khó làm. Bộ Xây dựng đang soạn thảo dự thảo nghị định cải tạo sửa chữa chung cư cũ.
Theo đó, nhà nước là chủ đầu tư chứ không phải doanh nghiệp và sẽ có quy trình xây dựng, lộ trình cụ thể về việc thay đổi, di dời và chuẩn bị sẵn quỹ nhà bố trí cho dân di chuyển trong quá trình xây dựng lại. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điển hình để nhân rộng ra các đô thị trong toàn quốc nhằm đạt được chất lượng phát triển đô thị bền vững.
Nhất trí với các nội dung Bộ Xựng đưa ra thảo luận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thời gian tới, Hà Nội sẽ phải triển khai số lượng quy hoạch rất lớn và yêu cầu đặt ra là nâng cao chất lượng quy hoạch; các công trình kiến trúc vừa phải tiên tiến, hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc dân tộc.
Hà Nội xác định cần huy động nguồn lực để hiện thực hóa quy hoạch, ưu tiên vào hạ tầng kỹ thuật và xã hội; từng bước hiện đại hóa và khắc phục các vấn đề bức xúc của đô thị như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, quá tải tại các bệnh viện, thiếu trường học… Đặc biệt, sẽ phải nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô cho phù hợp hơn với thực tế, trong đó, vẫn xác định Hà Nội là hạt nhân.
Để đạt được các mục tiêu về quy hoạch, phát triển nhà ở xã hội cũng như nâng cao chất lượng công trình, Bộ Xây dựng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất phải xác định rõ các chỉ tiêu và có lộ trình thực hiện cụ thể./.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong suốt chặng đường dài, Bộ Xây dựng đã phối hợp hiệu quả với các địa phương trên toàn quốc và đặc biệt là Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực quản lý, phát triển đô thị, đem lại diện mạo mới cho thành phố. Một trong những thành công được ghi nhận là Đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Chính phủ phê duyệt với tính đồng bộ cao, quy mô xứng tầm quốc tế và khu vực.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ sát cánh cùng Hà Nội trong việc cụ thể hóa quy hoạch chung bằng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị… là cơ sở để triển khai hàng loạt các dự án phát triển đô thị, nhà ở, nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng. Các bước này sẽ giúp kiểm soát theo đúng trình tự phát triển đô thị.
Một trong những vấn đề được hai bên quan tâm là phát triển nhà ở trong đó tiêu điểm ưu tiên là loại hình nhà ở xã hội. Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và cả người dân - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định.
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì Nhà nước cần tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả; đồng thời, rất cần chính sách hỗ trợ đặc biệt để phát triển nhà ở phi hàng hóa (trong đó chủ yếu do Nhà nước can thiệp), nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho nhóm đối tượng không có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.
Loại hình nhà ở phi hàng hóa (nhà ở xã hội) dành để bán, cho thuê, thuê mua sẽ nhằm đáp ứng cho đối tượng dân nghèo, không có điều kiện mua hoặc thuê nhà theo giá thị trường. Phát triển được loại hình nhà ở phi hàng hóa là con đường gần nhất để đi đến mục tiêu mọi người dân đều có quyền có chỗ ở.
Dù không đặt ra các tiêu trí cao như nhà ở hàng hóa (thương mại) nhưng phải loại bỏ ngay tư tưởng nhà ở phi hàng hóa (nhà ở xã hội) là “cho nhiều hơn mua” nên không chú trọng đến chất lượng, ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị và đời sống của người dân. Ngoài việc góp phần tăng diện mạo đô thị, cảnh quan kiến trúc, môi trường, những căn nhà này phải thực sự đem lại hạnh phúc cho người đến ở.
Bộ Xây dựng đã đề xuất lên Chính phủ tám nhóm đối tượng cụ thể cần hỗ trợ, gồm người có công với cách mạng; hộ nghèo khu vực nông thôn; người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; công nhân lao động; học sinh-sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam...).
Nhà nước là chủ đầu tư cải tạo chung cư cũ tại nội đô
Một trong những vần đề được cả Bộ Xây dựng và Hà Nội quan tâm là cải tạo chung cư cũ tại nội đô và chất lượng nhà tái định cư. Hiện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có gần 2.000 chung cư cũ, ảnh hưởng đến chất lượng đô thị, bộ mặt kiến trúc và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân nên rất cần nâng cấp xây dựng lại. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế chính sách phù hợp thì rất khó làm. Bộ Xây dựng đang soạn thảo dự thảo nghị định cải tạo sửa chữa chung cư cũ.
Theo đó, nhà nước là chủ đầu tư chứ không phải doanh nghiệp và sẽ có quy trình xây dựng, lộ trình cụ thể về việc thay đổi, di dời và chuẩn bị sẵn quỹ nhà bố trí cho dân di chuyển trong quá trình xây dựng lại. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điển hình để nhân rộng ra các đô thị trong toàn quốc nhằm đạt được chất lượng phát triển đô thị bền vững.
Nhất trí với các nội dung Bộ Xựng đưa ra thảo luận, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, thời gian tới, Hà Nội sẽ phải triển khai số lượng quy hoạch rất lớn và yêu cầu đặt ra là nâng cao chất lượng quy hoạch; các công trình kiến trúc vừa phải tiên tiến, hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc dân tộc.
Hà Nội xác định cần huy động nguồn lực để hiện thực hóa quy hoạch, ưu tiên vào hạ tầng kỹ thuật và xã hội; từng bước hiện đại hóa và khắc phục các vấn đề bức xúc của đô thị như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, quá tải tại các bệnh viện, thiếu trường học… Đặc biệt, sẽ phải nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô cho phù hợp hơn với thực tế, trong đó, vẫn xác định Hà Nội là hạt nhân.
Để đạt được các mục tiêu về quy hoạch, phát triển nhà ở xã hội cũng như nâng cao chất lượng công trình, Bộ Xây dựng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất phải xác định rõ các chỉ tiêu và có lộ trình thực hiện cụ thể./.
Thu Hằng (Vietnam+)