Sáng 2/6, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ 2012 đến 2020.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố có xe buýt hoạt động với 627 tuyến xe buýt, trong đó có 499 tuyến nội đô, 127 tuyến buýt kế cận với trên 8.000 xe buýt.
Đánh giá của Bộ Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, trong những năm gần đây, vận tải hành khách công công bằng xe buýt đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và được xem là giải pháp hữu hiệu giải quyết sức ép về việc đáp ứng nhu cầu đi lại của số đông người dân để giảm ùn tắc giao thông.
Để vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống vận tải hành khách công cộng đến năm 2020, Quyết định 280/QĐ-TTg nêu rõ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trước mắt và lâu dài, góp phần hạn chế được vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung quy hoạch lại mạng lưới tuyến xe buýt hiện có, kết hợp với việc đầu tư các tuyến xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn và hệ thống đường sắt đô thị, tàu điện ngầm trong thời gian tới.
Cùng với đó, các địa phương cần nghiên cứu lập quy hoạch để đưa dịch vụ xe buýt kết nối giữa trung tâm thành phố, thị xã với trung tâm các huyện, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân đối với các tỉnh trung du, miền núi. Đối với hạ tầng đầu tư mới cần thiết kế và xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt, bảo đảm kết hợp hài hòa để khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống bến xe buýt và cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị. Khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng để đáp ứng việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Các tỉnh, thành phố có số lượng tuyến xe buýt lớn, do nhiều đơn vị tham gia vận chuyển hành khách cần nghiên cứu thành lập trung tâm quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng để giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ xe buýt.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo về những vấn đề như tăng cường tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các cơ chế chính sách đối với người đi xe buýt như miễn vé, giá vé tháng ưu đãi; tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt là đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách tốt nhất.
Các đại biểu cho rằng, các đơn vị vận tải cần quan tâm tới việc tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe, nhân viên phục vụ để tăng cường trách nhiệm, thái độ phục vụ hành khách, ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc. Những địa phương chưa tổ chức loại hình xe buýt hoạt động, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố cần có những quy định ưu đãi hỗ trợ cho các tuyến xe buýt mở mới để bảo đảm hoạt động trong thời gian đầu.
Các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việc trợ giá cho các tuyến xe buýt thiết yếu đáp ứng nhu cầu giảm ùn tắc giao thông nhưng có doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí đối với các đô thị từ loại II trở lên, đảm bảo tính ổn định của mạng lưới tuyến xe buýt. Ưu tiên việc mua phương tiện để tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt ưu tiên đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như khí ga LPG, CNG được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; xây dựng trạm bảo dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe buýt…/.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố có xe buýt hoạt động với 627 tuyến xe buýt, trong đó có 499 tuyến nội đô, 127 tuyến buýt kế cận với trên 8.000 xe buýt.
Đánh giá của Bộ Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, trong những năm gần đây, vận tải hành khách công công bằng xe buýt đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và được xem là giải pháp hữu hiệu giải quyết sức ép về việc đáp ứng nhu cầu đi lại của số đông người dân để giảm ùn tắc giao thông.
Để vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống vận tải hành khách công cộng đến năm 2020, Quyết định 280/QĐ-TTg nêu rõ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trước mắt và lâu dài, góp phần hạn chế được vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung quy hoạch lại mạng lưới tuyến xe buýt hiện có, kết hợp với việc đầu tư các tuyến xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn và hệ thống đường sắt đô thị, tàu điện ngầm trong thời gian tới.
Cùng với đó, các địa phương cần nghiên cứu lập quy hoạch để đưa dịch vụ xe buýt kết nối giữa trung tâm thành phố, thị xã với trung tâm các huyện, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân đối với các tỉnh trung du, miền núi. Đối với hạ tầng đầu tư mới cần thiết kế và xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt, bảo đảm kết hợp hài hòa để khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống bến xe buýt và cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị. Khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng để đáp ứng việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Các tỉnh, thành phố có số lượng tuyến xe buýt lớn, do nhiều đơn vị tham gia vận chuyển hành khách cần nghiên cứu thành lập trung tâm quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng để giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ xe buýt.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo về những vấn đề như tăng cường tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các cơ chế chính sách đối với người đi xe buýt như miễn vé, giá vé tháng ưu đãi; tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt là đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách tốt nhất.
Các đại biểu cho rằng, các đơn vị vận tải cần quan tâm tới việc tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe, nhân viên phục vụ để tăng cường trách nhiệm, thái độ phục vụ hành khách, ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc. Những địa phương chưa tổ chức loại hình xe buýt hoạt động, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố cần có những quy định ưu đãi hỗ trợ cho các tuyến xe buýt mở mới để bảo đảm hoạt động trong thời gian đầu.
Các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việc trợ giá cho các tuyến xe buýt thiết yếu đáp ứng nhu cầu giảm ùn tắc giao thông nhưng có doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí đối với các đô thị từ loại II trở lên, đảm bảo tính ổn định của mạng lưới tuyến xe buýt. Ưu tiên việc mua phương tiện để tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt ưu tiên đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như khí ga LPG, CNG được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; xây dựng trạm bảo dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe buýt…/.
Hồng Ninh (TTXVN)