Ngày 15/3 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Tổ chức Health Bridge (Canada) tổ chức hội thảo “Quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội - vấn đề và giải pháp” với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Tấn Viên đã khái quát thực trạng giao thông Hà Nội và nhận định nguồn đầu tư dành cho giao thông chưa nhiều, chưa xứng với tầm phát triển của Thủ đô và vẫn còn lãng phí.
Thực tế này dẫn tới cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng và không theo kịp nhu cầu phát triển của đô thị trung tâm như Hà Nội.
Để hệ thống giao thông đô thị phát triển bền vững, quy hoạch giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi những tính toán, dự báo chuẩn xác là định hướng tốt giúp giao thông phát triển bền vững. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố phải kiểm soát được lượng dân số đô thị, tránh quá tải vì tăng cơ học.
Theo ông Đỗ Viết Chiến - Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), một trong các vấn đề quan trọng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật Thủ đô là quy hoạch hệ thống giao thông đô thị.
Tuy nhiên, giao thông Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải bởi chưa kiểm soát được gia tăng dân số cơ học vào khu vực nội thành, nhất là khu vực hạn chế (4 quân nội thành cũ và một phần quận Tây Hồ). Chỉ tính riêng giai đoạn 2007-2011, trung bình mỗi năm tăng khoảng 16 vạn người.
Trong khi đó, việc triển khai thực hiện quy hoạch giao thông, nhất là giao thông công cộng lại chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Bên cạnh đó, Hà Nội chưa tạo được các cực hút ra ngoài khu vực nội đô; các cơ sở sản xuất, trường đào tạo - dạy nghề, bệnh viện... vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực nội đô.
Đại điện cho Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải TEDI, ông Đào Ngọc Vinh chỉ ra một số bất cập, đó là phương tiện cá nhân tiếp tục tăng nhanh (xe máy 12-13% năm, ôtô 9-13%/năm) dồn sức ép lớn lên mạng lưới giao thông đô thị là nguyên nhân chính gây ách tắc.
Mặc dù xe buýt phát triển nhanh nhưng lại giới hạn về năng lực chuyên chở và nếu tiếp tục ùn tắc như hiện nay thì loại hình này khó nâng cao hơn nữa khả năng phục vụ. Taxi năng lực vận tải thấp, tuần suất hoạt động dầy cũng góp phần gây ách tắc giao thông và nên xem là loại hình giao thông cá nhân vì khả năng vận chuyển ít người.
Theo ông Vinh, nhìn vào bức tranh này có thể thấy Hà Nội đang thiếu hẳn một loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn là đường sắt đô thị và xe buýt nhanh. Nếu có thêm các phương tiện này sẽ cơ cấu lại các phương tiện vận tải hiện nay. Đó là nhiệm vụ lớn cần giải quyết trong quy hoạch giao thông.
Giáo sư, tiến sỹ Martin Maarseveen (Đại học Twente, Hà Lan) nhận xét nhiều đô thị chi phí cho đầu tư giao thông rất cao nhưng hiệu suất lại kém, vì vậy, mỗi đô thị phải tự chọn cho mình một mô hình phù hợp để vừa hiệu quả, vừa bền vững. Đặc biệt, làm ra quy hoạch đã khó nhưng quản lý để thực hiện theo đúng quy hoạch mới là thách thức lớn.
Nhiều đô thị của Việt Nam đang trong quá trình phát triển thì vẫn còn cơ hội để chỉnh sửa và hoàn thiện quy hoạch, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Muốn vậy, nên gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông đô thị, ưu tiên tiện ích vận tải khối lượng lớn.
Ông cũng nhận xét sống ở trung tâm Hà Nội rất thích nhưng phải đeo khẩu trang để tránh khói bụi. Thực tế này cho thấy, Hà Nội nên tính đến giao thông phi cơ giới, khuyến khích đi bộ và sử dụng xe đạp; đồng thời phải tiếp tục cải thiện giao thông công cộng.
Về chất lượng quy hoạch Giao thông vận tải ở Việt Nam, tiến sỹ Khuất Việt Hùng (Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải - Đại học Giao thông vận tải) cho rằng nên đưa mô hình phát triển vùng vào hướng dẫn lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành; nâng cao năng lực các thể chế ra quyết định, cơ quan chủ trì, tư vấn lập kế hoạch và cơ quan thực thi; lấy chiến lược phát triển Giao thông vận tải dựa trên quản lý giao thông làm nền tảng để xây dựng phương án quy hoạch Giao thông vận tải.
Tại hội thảo, các diễn giả quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm về giao thông xe đạp trong quy hoạch và chiến lược quản lý xe máy dài hạn.../.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Tấn Viên đã khái quát thực trạng giao thông Hà Nội và nhận định nguồn đầu tư dành cho giao thông chưa nhiều, chưa xứng với tầm phát triển của Thủ đô và vẫn còn lãng phí.
Thực tế này dẫn tới cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng và không theo kịp nhu cầu phát triển của đô thị trung tâm như Hà Nội.
Để hệ thống giao thông đô thị phát triển bền vững, quy hoạch giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi những tính toán, dự báo chuẩn xác là định hướng tốt giúp giao thông phát triển bền vững. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố phải kiểm soát được lượng dân số đô thị, tránh quá tải vì tăng cơ học.
Theo ông Đỗ Viết Chiến - Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), một trong các vấn đề quan trọng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật Thủ đô là quy hoạch hệ thống giao thông đô thị.
Tuy nhiên, giao thông Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải bởi chưa kiểm soát được gia tăng dân số cơ học vào khu vực nội thành, nhất là khu vực hạn chế (4 quân nội thành cũ và một phần quận Tây Hồ). Chỉ tính riêng giai đoạn 2007-2011, trung bình mỗi năm tăng khoảng 16 vạn người.
Trong khi đó, việc triển khai thực hiện quy hoạch giao thông, nhất là giao thông công cộng lại chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Bên cạnh đó, Hà Nội chưa tạo được các cực hút ra ngoài khu vực nội đô; các cơ sở sản xuất, trường đào tạo - dạy nghề, bệnh viện... vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực nội đô.
Đại điện cho Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải TEDI, ông Đào Ngọc Vinh chỉ ra một số bất cập, đó là phương tiện cá nhân tiếp tục tăng nhanh (xe máy 12-13% năm, ôtô 9-13%/năm) dồn sức ép lớn lên mạng lưới giao thông đô thị là nguyên nhân chính gây ách tắc.
Mặc dù xe buýt phát triển nhanh nhưng lại giới hạn về năng lực chuyên chở và nếu tiếp tục ùn tắc như hiện nay thì loại hình này khó nâng cao hơn nữa khả năng phục vụ. Taxi năng lực vận tải thấp, tuần suất hoạt động dầy cũng góp phần gây ách tắc giao thông và nên xem là loại hình giao thông cá nhân vì khả năng vận chuyển ít người.
Theo ông Vinh, nhìn vào bức tranh này có thể thấy Hà Nội đang thiếu hẳn một loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn là đường sắt đô thị và xe buýt nhanh. Nếu có thêm các phương tiện này sẽ cơ cấu lại các phương tiện vận tải hiện nay. Đó là nhiệm vụ lớn cần giải quyết trong quy hoạch giao thông.
Giáo sư, tiến sỹ Martin Maarseveen (Đại học Twente, Hà Lan) nhận xét nhiều đô thị chi phí cho đầu tư giao thông rất cao nhưng hiệu suất lại kém, vì vậy, mỗi đô thị phải tự chọn cho mình một mô hình phù hợp để vừa hiệu quả, vừa bền vững. Đặc biệt, làm ra quy hoạch đã khó nhưng quản lý để thực hiện theo đúng quy hoạch mới là thách thức lớn.
Nhiều đô thị của Việt Nam đang trong quá trình phát triển thì vẫn còn cơ hội để chỉnh sửa và hoàn thiện quy hoạch, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Muốn vậy, nên gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông đô thị, ưu tiên tiện ích vận tải khối lượng lớn.
Ông cũng nhận xét sống ở trung tâm Hà Nội rất thích nhưng phải đeo khẩu trang để tránh khói bụi. Thực tế này cho thấy, Hà Nội nên tính đến giao thông phi cơ giới, khuyến khích đi bộ và sử dụng xe đạp; đồng thời phải tiếp tục cải thiện giao thông công cộng.
Về chất lượng quy hoạch Giao thông vận tải ở Việt Nam, tiến sỹ Khuất Việt Hùng (Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải - Đại học Giao thông vận tải) cho rằng nên đưa mô hình phát triển vùng vào hướng dẫn lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành; nâng cao năng lực các thể chế ra quyết định, cơ quan chủ trì, tư vấn lập kế hoạch và cơ quan thực thi; lấy chiến lược phát triển Giao thông vận tải dựa trên quản lý giao thông làm nền tảng để xây dựng phương án quy hoạch Giao thông vận tải.
Tại hội thảo, các diễn giả quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm về giao thông xe đạp trong quy hoạch và chiến lược quản lý xe máy dài hạn.../.
Thu Hằng (TTXVN)