Quy hoạch đô thị và địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873-1954 là triển lãm tài liệu lưu trữ do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức ngày 16/8, tại Hà Nội.
Trong hơn 5km giá tài liệu đang được bảo quản tại trung tâm, 68 tấm bản đồ và 9 văn bản quan trọng liên quan đến chủ đề quy hoạch đô thị và địa giới hành chính của Hà Nội trong giai đoạn 1873-1954 đã được lựa chọn giới thiệu tại triển lãm.
Trong số này có một số bản đồ gốc được làm từ chất liệu vải có niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Nhiều tài liệu có giá trị đặc biệt về mặt sử liệu đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Hà Nội, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và địa giới hành chính như tài liệu về Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Tòa Đốc lý Hà Nội, Sở Địa dư Đông Dương, Tổng Thanh tra Công chính Bắc Kỳ, Sở Địa chính Hà Nội, Bộ sưu tập bản đồ...
Triển lãm được bố cục theo 4 phần tương ứng với các giai đoạn quy hoạch và mở rộng địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873-1954.
Những khu phố cổ do người Pháp đặt tên, hình ảnh Thành cổ Hà Nội hay các dự án quy hoạch mở rộng thành phố... đều được tái hiện và minh họa qua các tấm bản đồ, bản vẽ và tài liệu lưu trữ.
Phần thứ nhất gồm các tài liệu có từ năm 1873 đến năm 1895, đánh dấu sự ảnh hưởng của người Pháp trong việc xác định ranh giới thành phố Hà Nội và kế hoạch mở rộng, xây dựng Hà Nội thành một thành phố châu Âu. Bằng hàng loạt các Nghị định của Tổng trú sứ, sau này là Toàn quyền Đông Dương và Đốc lý Hà Nội, chính quyền thuộc địa đã phân thành phố ra làm hai khu vực chính là khu vực dành cho người Âu và người bản xứ.
Phần thứ hai gồm các tài liệu có từ năm 1895 đến năm 1927, khi thực dân Pháp chính thức bắt tay vào việc mở rộng quy hoạch thành phố Hà Nội sau khi hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam. Chính quyền thuộc địa Pháp đã cho sáp nhập nhiều tổng, xã vào thành phố để mở rộng quỹ đất, thuận lợi cho công tác quy hoạch các tuyến phố mới theo kiểu ô bàn cờ, tạo thành những đại lộ và khu phố khang trang thường được gọi là “khu phố Tây,” có tính thẩm mỹ cao.
Phần thứ ba là các bản đồ và tài liệu trong giai đoạn 1928-1945. Thực hiện Sắc lệnh năm 1928 của Tổng thống Pháp về quy hoạch và mở rộng các thành phố ở Đông Dương, năm 1931, thành phố Hà Nội đã quyết định giao cho Sở Địa chính Hà Nội nghiên cứu và xây dựng bản đồ quy hoạch và mở rộng thành phố theo dự án của Hébrard đã vạch ra cho Hà Nội từ năm 1925.
Chủ trương của dự án là phát triển thành phố về phía Tây, lấy các đại lộ xanh làm trục chính nối các khu 36 phố phường, khu hồ Hoàn Kiếm và xây dựng các khu nhà ở cho công chức, khu vui chơi giải trí.
Các tài liệu trong giai đoạn từ 1946-1954 cũng được trưng bày tại triển lãm. Đây là giai đoạn thành phố đứng trước yêu cầu phải mở rộng quy hoạch nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp và cấp bách như tái tạo, kiến thiết, đảm bảo trật tự và an ninh, y tế, vệ sinh.
Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đến ngày 31/12 tới./.
Trong hơn 5km giá tài liệu đang được bảo quản tại trung tâm, 68 tấm bản đồ và 9 văn bản quan trọng liên quan đến chủ đề quy hoạch đô thị và địa giới hành chính của Hà Nội trong giai đoạn 1873-1954 đã được lựa chọn giới thiệu tại triển lãm.
Trong số này có một số bản đồ gốc được làm từ chất liệu vải có niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Nhiều tài liệu có giá trị đặc biệt về mặt sử liệu đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Hà Nội, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và địa giới hành chính như tài liệu về Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Tòa Đốc lý Hà Nội, Sở Địa dư Đông Dương, Tổng Thanh tra Công chính Bắc Kỳ, Sở Địa chính Hà Nội, Bộ sưu tập bản đồ...
Triển lãm được bố cục theo 4 phần tương ứng với các giai đoạn quy hoạch và mở rộng địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873-1954.
Những khu phố cổ do người Pháp đặt tên, hình ảnh Thành cổ Hà Nội hay các dự án quy hoạch mở rộng thành phố... đều được tái hiện và minh họa qua các tấm bản đồ, bản vẽ và tài liệu lưu trữ.
Phần thứ nhất gồm các tài liệu có từ năm 1873 đến năm 1895, đánh dấu sự ảnh hưởng của người Pháp trong việc xác định ranh giới thành phố Hà Nội và kế hoạch mở rộng, xây dựng Hà Nội thành một thành phố châu Âu. Bằng hàng loạt các Nghị định của Tổng trú sứ, sau này là Toàn quyền Đông Dương và Đốc lý Hà Nội, chính quyền thuộc địa đã phân thành phố ra làm hai khu vực chính là khu vực dành cho người Âu và người bản xứ.
Phần thứ hai gồm các tài liệu có từ năm 1895 đến năm 1927, khi thực dân Pháp chính thức bắt tay vào việc mở rộng quy hoạch thành phố Hà Nội sau khi hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam. Chính quyền thuộc địa Pháp đã cho sáp nhập nhiều tổng, xã vào thành phố để mở rộng quỹ đất, thuận lợi cho công tác quy hoạch các tuyến phố mới theo kiểu ô bàn cờ, tạo thành những đại lộ và khu phố khang trang thường được gọi là “khu phố Tây,” có tính thẩm mỹ cao.
Phần thứ ba là các bản đồ và tài liệu trong giai đoạn 1928-1945. Thực hiện Sắc lệnh năm 1928 của Tổng thống Pháp về quy hoạch và mở rộng các thành phố ở Đông Dương, năm 1931, thành phố Hà Nội đã quyết định giao cho Sở Địa chính Hà Nội nghiên cứu và xây dựng bản đồ quy hoạch và mở rộng thành phố theo dự án của Hébrard đã vạch ra cho Hà Nội từ năm 1925.
Chủ trương của dự án là phát triển thành phố về phía Tây, lấy các đại lộ xanh làm trục chính nối các khu 36 phố phường, khu hồ Hoàn Kiếm và xây dựng các khu nhà ở cho công chức, khu vui chơi giải trí.
Các tài liệu trong giai đoạn từ 1946-1954 cũng được trưng bày tại triển lãm. Đây là giai đoạn thành phố đứng trước yêu cầu phải mở rộng quy hoạch nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp và cấp bách như tái tạo, kiến thiết, đảm bảo trật tự và an ninh, y tế, vệ sinh.
Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đến ngày 31/12 tới./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)