Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.
Về điều kiện trang thiết bị của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, Nghị định quy định rõ phải có các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và loại vi sinh vật được xét nghiệm; các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I phải có diện tích tối thiểu 12m2. Diện tích này không bao gồm diện tích để thực hiện các công việc hành chính liên quan đến xét nghiệm.
Ngoài ra, phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I phải có điện và nước sạch; đường ống cấp nước trực tiếp cho phòng xét nghiệm phải có van chống chảy ngược để bảo vệ hệ thống nước công cộng.
Nghị định cũng quy định rõ điều kiện của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, cấp III, cấp IV.
Nghị định nêu rõ, vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành bốn nhóm gồm nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng; nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp; nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình; và nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao.
Theo đó, phòng xét nghiệm cũng được phân loại theo bốn cấp độ an toàn sinh học, từ cấp I đến cấp IV. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học có cấp độ an toàn sinh học cao hơn được thực hiện các xét nghiệm của phòng xét nghiệm có cấp độ an toàn sinh học thấp hơn.
Sự cố an toàn sinh học là tình trạng có lỗi về thao tác kỹ thuật hoặc tính năng của thiết bị an toàn trong xét nghiệm hoặc rò rỉ, phát tán vi sinh vật trong phòng xét nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài.
Sự cố an toàn sinh học bao gồm hai mức độ là ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Để phòng ngừa sự cố an toàn sinh học, Nghị định yêu cầu cơ sở có phòng xét nghiệm an toàn sinh học có trách nhiệm đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học như xác định, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố...
Khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở có phòng xét nghiệm có trách nhiệm khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố an toàn sinh học.
Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở có phòng xét nghiệm phải tiến hành lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu tại đơn vị. Còn đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở có phòng xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với Sở Y tế.
Trường hợp vượt quá khả năng của mình, Sở Y tế tỉnh phải báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh để huy động nguồn lực tại địa phương hoặc đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ việc xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở có phòng xét nghiệm phải tiến hành kiểm điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học./.
Về điều kiện trang thiết bị của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, Nghị định quy định rõ phải có các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và loại vi sinh vật được xét nghiệm; các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I phải có diện tích tối thiểu 12m2. Diện tích này không bao gồm diện tích để thực hiện các công việc hành chính liên quan đến xét nghiệm.
Ngoài ra, phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I phải có điện và nước sạch; đường ống cấp nước trực tiếp cho phòng xét nghiệm phải có van chống chảy ngược để bảo vệ hệ thống nước công cộng.
Nghị định cũng quy định rõ điều kiện của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, cấp III, cấp IV.
Nghị định nêu rõ, vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành bốn nhóm gồm nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng; nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp; nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình; và nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao.
Theo đó, phòng xét nghiệm cũng được phân loại theo bốn cấp độ an toàn sinh học, từ cấp I đến cấp IV. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học có cấp độ an toàn sinh học cao hơn được thực hiện các xét nghiệm của phòng xét nghiệm có cấp độ an toàn sinh học thấp hơn.
Sự cố an toàn sinh học là tình trạng có lỗi về thao tác kỹ thuật hoặc tính năng của thiết bị an toàn trong xét nghiệm hoặc rò rỉ, phát tán vi sinh vật trong phòng xét nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài.
Sự cố an toàn sinh học bao gồm hai mức độ là ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Để phòng ngừa sự cố an toàn sinh học, Nghị định yêu cầu cơ sở có phòng xét nghiệm an toàn sinh học có trách nhiệm đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học như xác định, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố...
Khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở có phòng xét nghiệm có trách nhiệm khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố an toàn sinh học.
Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở có phòng xét nghiệm phải tiến hành lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu tại đơn vị. Còn đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở có phòng xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với Sở Y tế.
Trường hợp vượt quá khả năng của mình, Sở Y tế tỉnh phải báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh để huy động nguồn lực tại địa phương hoặc đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ việc xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở có phòng xét nghiệm phải tiến hành kiểm điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học./.
(TTXVN/Vietnam+)