Ngày 16/12, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế của Liên hợp quốc (IFAD) thông báo bổ sung nguồn lực thứ 9 (IFAD9) để tài trợ cho các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển năm 2012 lên tới 1,5 tỷ USD, tăng 25% so với cách quỹ đây 3 năm.
Đây là mức tăng cao nhất so với bất cứ thể chế tài chính quốc tế nào trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn hiện nay.
Cứ 3 năm, IFAD lại dành khoản tín dụng vay và hỗ trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển được bổ sung nguồn tài chính từ các nước thành viên Liên hợp quốc thông qua huy động các nguồn tài trợ của các chính phủ, các cơ quan tài trợ quốc tế và khu vực tư nhân nhằm hỗ trợ cho 2 tỷ nông dân ở 500 triệu trang trại nhỏ tại các nước đang phát triển.
Việc không ngừng bổ sung các nguồn quỹ mới đã khẳng định vai trò quan trọng của IFAD trong cơ cấu phát triển nông nghiệp quốc tế và an ninh lương thực, đặc biệt đối với các nước nghèo nhất.
Chủ tịch IFAD, ông Kanayo F. Nwanze, nhấn mạnh sự ủng hộ quan trọng của các nước thành viên Liên hợp quốc cho IFAD, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay, đã chứng tỏ quyết tâm và ý chí chính trị của toàn cầu trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp và giúp nông dân thoát nghèo.
Các nước thành viên Liên hợp quốc đã coi IFAD là cơ quan có hiệu quả cao trong các thể chế quốc tế và các cơ quan của Liên hợp quốc cũng như trong quan hệ đối tác phát triển toàn cầu.
Các nguồn quỹ IFAD không ngừng được bổ sung đã củng cố vị thế đặc biệt của IFAD trong cuộc chiến chống đói nghèo trong thế giới đang phát triển./.
Đây là mức tăng cao nhất so với bất cứ thể chế tài chính quốc tế nào trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn hiện nay.
Cứ 3 năm, IFAD lại dành khoản tín dụng vay và hỗ trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển được bổ sung nguồn tài chính từ các nước thành viên Liên hợp quốc thông qua huy động các nguồn tài trợ của các chính phủ, các cơ quan tài trợ quốc tế và khu vực tư nhân nhằm hỗ trợ cho 2 tỷ nông dân ở 500 triệu trang trại nhỏ tại các nước đang phát triển.
Việc không ngừng bổ sung các nguồn quỹ mới đã khẳng định vai trò quan trọng của IFAD trong cơ cấu phát triển nông nghiệp quốc tế và an ninh lương thực, đặc biệt đối với các nước nghèo nhất.
Chủ tịch IFAD, ông Kanayo F. Nwanze, nhấn mạnh sự ủng hộ quan trọng của các nước thành viên Liên hợp quốc cho IFAD, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay, đã chứng tỏ quyết tâm và ý chí chính trị của toàn cầu trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp và giúp nông dân thoát nghèo.
Các nước thành viên Liên hợp quốc đã coi IFAD là cơ quan có hiệu quả cao trong các thể chế quốc tế và các cơ quan của Liên hợp quốc cũng như trong quan hệ đối tác phát triển toàn cầu.
Các nguồn quỹ IFAD không ngừng được bổ sung đã củng cố vị thế đặc biệt của IFAD trong cuộc chiến chống đói nghèo trong thế giới đang phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)