Tòa án tối cao của Liên minh châu Âu (EU) ra phán quyết rằng Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) - quỹ cứu trợ thường trực được thiết lập để phòng tránh nguy cơ tái diễn của cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - không vi phạm các hiệp ước của EU.
Theo tòa án, sự phản đối của Kevin Pringle, một luật sư người Ireland, đối với quỹ cứu trợ trị giá 500 tỷ euro này là vô căn cứ.
Ra đời hồi tháng 10/2012, ESM ngay lập tức được các hãng xếp hạng tín dụng đưa lên "bục vàng" AAA, và được Thủ tướng Luxembourg kiêm chủ tịch Quỹ này, ông Jean-Claude Juncker đánh giá là cột mốc lịch sử trong việc hình thành tương lai của liên minh tiền tệ.
Ban đầu quỹ này dự kiến sẽ vận hành từ ngày 1/7/2012, nhưng bị trì hoãn do vấp phải sự phản đối tại Đức. Tới tháng 9/2012, Tòa án Hiến pháp Đức mới mở đường khai thông cho ESM - có Ban lãnh đạo gồm các bộ trưởng tài chính của 17 quốc gia sử dụng đồng euro.
Chính phủ Ireland đang vận động để có thể sử dụng "bức tường lửa" nhằm hỗ trợ các ngân hàng đang nợ ngập đầu của mình, và tuyên bố sẽ yêu cầu một chương trình cứu trợ với các điều kiện mới nhằm thay thế cho gói cứu trợ hiện hành, dự kiến hết hạn vào cuối năm 2013.
Luật sư Pringle phản đối một số điểm trong ESM, đặc biệt là thẩm quyền của Hội đồng EU khi cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho các thành viên gặp khó khăn. Nhưng Tòa án EU khẳng định ESM không "phá vỡ" luật EU - vốn ngăn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng trung ương thành viên thấu chi (overdraft) hoặc trực tiếp mua nợ.
Trong một diễn biến có liên quan, Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) lên tiếng hoan nghênh "nhu cầu mạnh một cách đặc biệt" khi huy động được 7 tỷ euro (9 tỷ USD) trái phiếu kỳ hạn một năm, với lợi suất trung bình 0,22%.
Tuần trước, EFSF đã phải hoãn đợt đấu giá trái phiếu kỳ hạn ba năm sau khi hãng Moody's hạ một bậc xếp hạng tín dụng của Pháp./.
Theo tòa án, sự phản đối của Kevin Pringle, một luật sư người Ireland, đối với quỹ cứu trợ trị giá 500 tỷ euro này là vô căn cứ.
Ra đời hồi tháng 10/2012, ESM ngay lập tức được các hãng xếp hạng tín dụng đưa lên "bục vàng" AAA, và được Thủ tướng Luxembourg kiêm chủ tịch Quỹ này, ông Jean-Claude Juncker đánh giá là cột mốc lịch sử trong việc hình thành tương lai của liên minh tiền tệ.
Ban đầu quỹ này dự kiến sẽ vận hành từ ngày 1/7/2012, nhưng bị trì hoãn do vấp phải sự phản đối tại Đức. Tới tháng 9/2012, Tòa án Hiến pháp Đức mới mở đường khai thông cho ESM - có Ban lãnh đạo gồm các bộ trưởng tài chính của 17 quốc gia sử dụng đồng euro.
Chính phủ Ireland đang vận động để có thể sử dụng "bức tường lửa" nhằm hỗ trợ các ngân hàng đang nợ ngập đầu của mình, và tuyên bố sẽ yêu cầu một chương trình cứu trợ với các điều kiện mới nhằm thay thế cho gói cứu trợ hiện hành, dự kiến hết hạn vào cuối năm 2013.
Luật sư Pringle phản đối một số điểm trong ESM, đặc biệt là thẩm quyền của Hội đồng EU khi cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho các thành viên gặp khó khăn. Nhưng Tòa án EU khẳng định ESM không "phá vỡ" luật EU - vốn ngăn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng trung ương thành viên thấu chi (overdraft) hoặc trực tiếp mua nợ.
Trong một diễn biến có liên quan, Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) lên tiếng hoan nghênh "nhu cầu mạnh một cách đặc biệt" khi huy động được 7 tỷ euro (9 tỷ USD) trái phiếu kỳ hạn một năm, với lợi suất trung bình 0,22%.
Tuần trước, EFSF đã phải hoãn đợt đấu giá trái phiếu kỳ hạn ba năm sau khi hãng Moody's hạ một bậc xếp hạng tín dụng của Pháp./.
Hương Giang (TTXVN)