Tổ chức Ân xá Quốc tế ngày 17/6 cho rằng việc Israel nới lỏng phong tỏa Dải Gaza của Palestine là "chưa đủ" vì lệnh phong tỏa vẫn ngăn cản hàng xuất khẩu rời Gaza.
Tổ chức có trụ sở ở London (Anh) trên đã thúc giục Israel dỡ bỏ hoàn toàn lệnh phong tỏa đối với Gaza, phần lãnh thổ hiện do Phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Nội các Israel, trước sức ép của cộng đồng quốc tế, đã quyết định nới lỏng phong tỏa Dải Gaza. Giám đốc phụ trách Trung Đông thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế Malcolm Smart cho biết tuyên bố của Tel Aviv cho thấy Nhà nước Do Thái "không có ý định chấm dứt lối trừng phạt tập thể đối với dân thường ở Gaza và mới chỉ nới lỏng tình trạng phong tỏa."
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cảm thấy "được an ủi" trước quyết định của Israel xem xét lại chính sách đối với Gaza nhưng ông muốn thấy một sự thay đổi cơ bản trong quan điểm của Tel Aviv.
Ông Ban Ki-Moon hy vọng quyết định của nội các an ninh Israel là một bước đi thực tế phù hợp với nhu cầu hiện nay ở Gaza. Tuy nhiên, Liên hợp quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm sự thay đổi cơ bản trong chính sách của Nhà nước Do Thái để viện trợ nhân đạo, hàng hóa thương mại và người dân có thể được thông quan tại các cửa khẩu cũng như để kế hoạch tái thiết có thể diễn ra.
Liên hợp quốc sẵn sàng tăng cường nỗ lực giúp Gaza phục hồi và tái thiết nếu có khả năng. Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhắc lại yêu cầu Israel dỡ bỏ hoàn toàn phong tỏa Gaza mà ông cho là đã gây ra "những thiệt hại khó chấp nhận" cho vùng đất này.
Việc cho phép hàng hóa xuất khẩu rời Gaza cũng quan trọng không kém việc hàng hóa vào Gaza song điều đó lại không được Tel Aviv đề cập đến trong tuyên bố vừa qua. Ông Smart chỉ ra rằng chính việc cấm đa số hàng hóa xuất khẩu, nguyên vật liệu và con người ra khỏi Gaza đã tàn phá nền kinh tế nơi đây, đẩy người dân lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói và buộc phải phụ thuộc vào các tổ chức cứu trợ để sinh tồn. Ông khẳng định những vấn đề này sẽ không được giải quyết chừng nào tình trạng phong tỏa vẫn tiếp diễn.
Trong khi đó, Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs ngày 17/6 đã gọi động thái trên của Israel là "một bước đi đúng hướng." Nhà Trắng hoan nghênh những nguyên tắc mà Chính phủ Israel công bố cùng ngày và khẳng định Washington sẽ tiếp tục cộng tác với Tel Aviv trong những ngày tới để cải thiện thực trạng nhân đạo ở Gaza mà Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đánh giá là "không thể chịu đựng nổi."
Cùng ngày, Đặc phái viên Anh về vấn đề Trung Đông Tony Blair cho biết ông tin Israel sẽ cân nhắc một sự hiện diện quốc tế dọc biên giới Gaza nhằm đảm bảo hàng hóa, ngoại trừ vũ khí, được đưa vào vùng đất này.
Ông Blair cho rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu muốn duy trì phong tỏa là để ngăn chặn vũ khí tuồn vào lãnh thổ do Hamas kiểm soát. Tuy nhiên, ông Blair nhấn mạnh ngoài vấn đề đó ra, mọi thứ khác đều cần thiết đối với đời sống thường nhật của người dân Gaza./.
Tổ chức có trụ sở ở London (Anh) trên đã thúc giục Israel dỡ bỏ hoàn toàn lệnh phong tỏa đối với Gaza, phần lãnh thổ hiện do Phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Nội các Israel, trước sức ép của cộng đồng quốc tế, đã quyết định nới lỏng phong tỏa Dải Gaza. Giám đốc phụ trách Trung Đông thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế Malcolm Smart cho biết tuyên bố của Tel Aviv cho thấy Nhà nước Do Thái "không có ý định chấm dứt lối trừng phạt tập thể đối với dân thường ở Gaza và mới chỉ nới lỏng tình trạng phong tỏa."
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cảm thấy "được an ủi" trước quyết định của Israel xem xét lại chính sách đối với Gaza nhưng ông muốn thấy một sự thay đổi cơ bản trong quan điểm của Tel Aviv.
Ông Ban Ki-Moon hy vọng quyết định của nội các an ninh Israel là một bước đi thực tế phù hợp với nhu cầu hiện nay ở Gaza. Tuy nhiên, Liên hợp quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm sự thay đổi cơ bản trong chính sách của Nhà nước Do Thái để viện trợ nhân đạo, hàng hóa thương mại và người dân có thể được thông quan tại các cửa khẩu cũng như để kế hoạch tái thiết có thể diễn ra.
Liên hợp quốc sẵn sàng tăng cường nỗ lực giúp Gaza phục hồi và tái thiết nếu có khả năng. Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhắc lại yêu cầu Israel dỡ bỏ hoàn toàn phong tỏa Gaza mà ông cho là đã gây ra "những thiệt hại khó chấp nhận" cho vùng đất này.
Việc cho phép hàng hóa xuất khẩu rời Gaza cũng quan trọng không kém việc hàng hóa vào Gaza song điều đó lại không được Tel Aviv đề cập đến trong tuyên bố vừa qua. Ông Smart chỉ ra rằng chính việc cấm đa số hàng hóa xuất khẩu, nguyên vật liệu và con người ra khỏi Gaza đã tàn phá nền kinh tế nơi đây, đẩy người dân lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói và buộc phải phụ thuộc vào các tổ chức cứu trợ để sinh tồn. Ông khẳng định những vấn đề này sẽ không được giải quyết chừng nào tình trạng phong tỏa vẫn tiếp diễn.
Trong khi đó, Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs ngày 17/6 đã gọi động thái trên của Israel là "một bước đi đúng hướng." Nhà Trắng hoan nghênh những nguyên tắc mà Chính phủ Israel công bố cùng ngày và khẳng định Washington sẽ tiếp tục cộng tác với Tel Aviv trong những ngày tới để cải thiện thực trạng nhân đạo ở Gaza mà Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đánh giá là "không thể chịu đựng nổi."
Cùng ngày, Đặc phái viên Anh về vấn đề Trung Đông Tony Blair cho biết ông tin Israel sẽ cân nhắc một sự hiện diện quốc tế dọc biên giới Gaza nhằm đảm bảo hàng hóa, ngoại trừ vũ khí, được đưa vào vùng đất này.
Ông Blair cho rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu muốn duy trì phong tỏa là để ngăn chặn vũ khí tuồn vào lãnh thổ do Hamas kiểm soát. Tuy nhiên, ông Blair nhấn mạnh ngoài vấn đề đó ra, mọi thứ khác đều cần thiết đối với đời sống thường nhật của người dân Gaza./.
(TTXVN/Vietnam+)