Trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Bahrain, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16/3 đã gọi điện cho Quốc vương Arập Xêút Abdullah và Quốc vương Bahrain Hamad bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi "kiềm chế tối đa" để chấm dứt bạo lực.
Trong cuộc đụng độ với người biểu tình tại quảng trường Trân Châu ở thủ đô Manama cùng ngày, cảnh sát Bahrain đã sử dụng hơi cay và nổ súng, ít nhất 5 người biểu tình đã thiệt mạng và chính phủ đã ban bố lệnh giới nghiêm tại một số khu vực trong thành phố.
Trước đó, Quốc vương Bahrain ngày 15/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau nhiều tuần bất ổn tại quốc gia vùng Vịnh có vị trí chiến lược này.
Một số nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã điều động quân đội đến Bahrain giúp duy trì trật tự an ninh. Phần lớn số quân này của Arập Xêút.
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 16/3 cũng có cuộc điện đàm với Quốc vương Bahrain bày tỏ hết sức quan ngại về tình hình căng thẳng ở Bahrain. Thủ tướng Anh kêu gọi Bahrain theo đuổi đối thoại chính trị và tất cả các bên kiềm chế, tham gia đối thoại.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, việc các quốc gia vùng Vịnh triển khai quân đến Bahrain là đi "sai đường." Theo bà Hillary, Mỹ đã nêu rõ với GCC rằng "không có giải pháp an ninh cho vấn đề này mà phải giải quyết thông qua thương lượng".
Văn phòng Thủ tướng Iraq cho biết, Thủ tướng Nuri al-Maliki cũng đã bày tỏ quan ngại về việc các nước láng giềng can thiệp vào tình hình Bahrain, cho rằng điều này sẽ làm tình hình khu vực trở nên phức tạp và có thể thổi bùng căng thẳng tôn giáo.
Trong một diễn biến khác, truyền hình nhà nước Iran cùng ngày 16/3 đưa tin Iran đã triệu hồi đại sứ tại Bahrain về nước để tham vấn về tình hình ở nước này. Trước đó, Bahrain cũng triệu hồi đại sứ tại Iran hôm 15/3 để tham vấn nhằm phản đối sự chỉ trích của Iran./.
Trong cuộc đụng độ với người biểu tình tại quảng trường Trân Châu ở thủ đô Manama cùng ngày, cảnh sát Bahrain đã sử dụng hơi cay và nổ súng, ít nhất 5 người biểu tình đã thiệt mạng và chính phủ đã ban bố lệnh giới nghiêm tại một số khu vực trong thành phố.
Trước đó, Quốc vương Bahrain ngày 15/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau nhiều tuần bất ổn tại quốc gia vùng Vịnh có vị trí chiến lược này.
Một số nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã điều động quân đội đến Bahrain giúp duy trì trật tự an ninh. Phần lớn số quân này của Arập Xêút.
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 16/3 cũng có cuộc điện đàm với Quốc vương Bahrain bày tỏ hết sức quan ngại về tình hình căng thẳng ở Bahrain. Thủ tướng Anh kêu gọi Bahrain theo đuổi đối thoại chính trị và tất cả các bên kiềm chế, tham gia đối thoại.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, việc các quốc gia vùng Vịnh triển khai quân đến Bahrain là đi "sai đường." Theo bà Hillary, Mỹ đã nêu rõ với GCC rằng "không có giải pháp an ninh cho vấn đề này mà phải giải quyết thông qua thương lượng".
Văn phòng Thủ tướng Iraq cho biết, Thủ tướng Nuri al-Maliki cũng đã bày tỏ quan ngại về việc các nước láng giềng can thiệp vào tình hình Bahrain, cho rằng điều này sẽ làm tình hình khu vực trở nên phức tạp và có thể thổi bùng căng thẳng tôn giáo.
Trong một diễn biến khác, truyền hình nhà nước Iran cùng ngày 16/3 đưa tin Iran đã triệu hồi đại sứ tại Bahrain về nước để tham vấn về tình hình ở nước này. Trước đó, Bahrain cũng triệu hồi đại sứ tại Iran hôm 15/3 để tham vấn nhằm phản đối sự chỉ trích của Iran./.
(TTXVN/Vietnam+)