Việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cái gọi là "Báo cáo về tình trạng buôn người năm2010" đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận quốc tế.
Bộ Ngoại giao Cuba ngày 15/6 đã ra công hàm phản đối luận điệu thiếu tôntrọng của bản báo cáo. Công hàm nêu rõ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn toàn bịa đặt, xúcphạm sâu sắc nhân dân Cuba, đồng thời khẳng định tại nước này không có tệ nạnbuôn bán trẻ em.
Cuba cũng nhấn mạnh rằng nước này là tấm gương điển hình trong việc bảo vệnữ thanh thiếu niên nói riêng và phụ nữ nói chung, rằng Cuba không phải là mộtquốc gia mua bán hay vận chuyển trẻ em.
Theo Bộ Ngoại giao Cuba, báo cáo của Mỹ chỉ nhằm mục đích biện hộ chochính sách bao vây, cấm vận do Washington đơn phương áp đặt chống Havana - hànhđộng đã và đang bị cộng đồng quốc tế phản đối.
Chính phủ Singapore cũng phản ứng mạnh mẽ về nội dung báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.Bộ Ngoại giao Singapore nhấn mạnh rằng những nỗ lực của nước này trong việcchống buôn người chắc chắn không hề suy giảm trong năm qua.
Bộ Ngoại giao Singapore chỉ trích Mỹ khi cho rằng Washington đã không giảithích một cách rõ ràng và thỏa đáng về kết luận của bản báo cáo khi đưa nước nàyvào nhóm "những nước cần giám sát" về tình trạng buôn người. Singapore coi báocáo nói trên của Mỹ mang tính chính trị nhiều hơn là nghiên cứu.
Theo Bộ Ngoại giao Singapore, chính nước Mỹ đã không thể ngăn chặn tìnhtrạng nhập cư lao động bất hợp pháp, trong số đó có nhiều người là nạn nhân củacác băng nhóm tội phạm buôn người.
Trong khi đó, một nước khu vực Caribe là Cộng hòa Dominica ngày 15/6 cũngđã thẳng thừng bác bỏ báo cáo trên của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoại trưởng nước này CarlosMorales khẳng định báo cáo của Mỹ không phản ánh thực tế đang diễn ra tại đấtnước Trung Mỹ này.
Ngoại trưởng Carlos nhấn mạnh chính quyền Dominica đã có rất nhiều nỗ lựcđể chiến đấu chống lại cả tội phạm buôn người lẫn tội phạm ma túy.
Đây là báo cáo thường niên về tình trạng buôn người trên thế giới do BộNgoại giao Mỹ đưa ra ngày 14/6, trong đó liệt kê một số nước vào danh sách gọilà "cần giám sát về tình trạng buôn người"./.
Bộ Ngoại giao Cuba ngày 15/6 đã ra công hàm phản đối luận điệu thiếu tôntrọng của bản báo cáo. Công hàm nêu rõ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn toàn bịa đặt, xúcphạm sâu sắc nhân dân Cuba, đồng thời khẳng định tại nước này không có tệ nạnbuôn bán trẻ em.
Cuba cũng nhấn mạnh rằng nước này là tấm gương điển hình trong việc bảo vệnữ thanh thiếu niên nói riêng và phụ nữ nói chung, rằng Cuba không phải là mộtquốc gia mua bán hay vận chuyển trẻ em.
Theo Bộ Ngoại giao Cuba, báo cáo của Mỹ chỉ nhằm mục đích biện hộ chochính sách bao vây, cấm vận do Washington đơn phương áp đặt chống Havana - hànhđộng đã và đang bị cộng đồng quốc tế phản đối.
Chính phủ Singapore cũng phản ứng mạnh mẽ về nội dung báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.Bộ Ngoại giao Singapore nhấn mạnh rằng những nỗ lực của nước này trong việcchống buôn người chắc chắn không hề suy giảm trong năm qua.
Bộ Ngoại giao Singapore chỉ trích Mỹ khi cho rằng Washington đã không giảithích một cách rõ ràng và thỏa đáng về kết luận của bản báo cáo khi đưa nước nàyvào nhóm "những nước cần giám sát" về tình trạng buôn người. Singapore coi báocáo nói trên của Mỹ mang tính chính trị nhiều hơn là nghiên cứu.
Theo Bộ Ngoại giao Singapore, chính nước Mỹ đã không thể ngăn chặn tìnhtrạng nhập cư lao động bất hợp pháp, trong số đó có nhiều người là nạn nhân củacác băng nhóm tội phạm buôn người.
Trong khi đó, một nước khu vực Caribe là Cộng hòa Dominica ngày 15/6 cũngđã thẳng thừng bác bỏ báo cáo trên của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoại trưởng nước này CarlosMorales khẳng định báo cáo của Mỹ không phản ánh thực tế đang diễn ra tại đấtnước Trung Mỹ này.
Ngoại trưởng Carlos nhấn mạnh chính quyền Dominica đã có rất nhiều nỗ lựcđể chiến đấu chống lại cả tội phạm buôn người lẫn tội phạm ma túy.
Đây là báo cáo thường niên về tình trạng buôn người trên thế giới do BộNgoại giao Mỹ đưa ra ngày 14/6, trong đó liệt kê một số nước vào danh sách gọilà "cần giám sát về tình trạng buôn người"./.
(TTXVN/Vietnam+)