Ngày 29/11, Thủ tướng Anh David Cameron đã lên án vụ người biểu tình Iran tấn công tòa nhà của Đại sứ quán Anh và khu nhà Hội đồng Anh ở Tehran là hành động "vô nhân đạo và không thể biện minh," đồng thời hối thúc chính quyền Iran truy tố những kẻ có trách nhiệm.
Ông Cameron chỉ trích việc Chính phủ Iran không bảo vệ được các nhân viên ngoại giao và tài sản của Anh là "đáng hổ thẹn."
Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố Iran sẽ đối mặt với "những hậu quả nghiêm trọng." Quan chức này đã chuyển tới người đồng cấp Iran công hàm phản đối với những ngôn từ mạnh mẽ nhất, đồng thời cho biết toàn bộ nhân viên sứ quán và thân nhân của họ đến nay vẫn an toàn.
Trước đó, có tin nói rằng sáu nhân viên Sứ quán Anh bị bắt làm con tin trong thời gian ngắn khi vụ việc xảy ra.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng cách hành xử của người biểu tình Iran là "không thể chấp nhận được," đồng thời mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ Iran bắt những người gây rối đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trong khi đó, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an cảnh báo Iran cần phải bảo vệ các nhân viên ngoại giao. Song Hội đồng Bảo an không đưa ra đe dọa trừng phạt nào với Tehran.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton cũng lên án vụ việc, coi đây là hành động không thể chấp nhận được. Bà yêu cầu nhà cầm quyền Iran lập tức tôn trọng nghĩa vụ quốc tế của mình, nhất là liên quan đến việc bảo vệ các nhà ngoại giao và sứ quán.
Nhiều nước khác cũng lên án hành vi bạo lực nhằm vào các cơ sở ngoại giao của Anh ở Tehran. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố nhà chức trách Iran phải chịu trách nhiệm về sự toàn vẹn của tất cả các phái đoàn ngoại giao. Quan chức này cho rằng những vụ việc trên là một biểu hiện nữa cho thấy chế độ ở Iran không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tại Berlin, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu Đại sứ Iran đến và lên án mạnh mẽ vụ tấn công các cơ sở của Đại sứ quán Anh tại Tehran, trong đó đã gây thiệt hại cho một trường học Đức. Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cũng chỉ trích các vụ tấn công bạo lực trên, đồng thời tuyên bố không chấp nhận phản ứng kém hiệu quả của giới chức Iran trước những hành động nghiêm trọng này.
Mặc dù được coi là đồng minh thân cận của Iran, song Nga cũng cho rằng các vụ tấn công như vậy là "không thể chấp nhận và đáng bị lên án." Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi nhà chức trách Iran "lập tức tái lập trật tự, điều tra vụ việc và ngăn chặn những sự cố tương tự tái diễn."
Theo Tân Hoa xã, cảnh sát Iran đã bắt giữ 12 người biểu tình trong nhóm tham gia trước khu nhà Hội đồng Anh ở Tehran./.
Ông Cameron chỉ trích việc Chính phủ Iran không bảo vệ được các nhân viên ngoại giao và tài sản của Anh là "đáng hổ thẹn."
Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố Iran sẽ đối mặt với "những hậu quả nghiêm trọng." Quan chức này đã chuyển tới người đồng cấp Iran công hàm phản đối với những ngôn từ mạnh mẽ nhất, đồng thời cho biết toàn bộ nhân viên sứ quán và thân nhân của họ đến nay vẫn an toàn.
Trước đó, có tin nói rằng sáu nhân viên Sứ quán Anh bị bắt làm con tin trong thời gian ngắn khi vụ việc xảy ra.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng cách hành xử của người biểu tình Iran là "không thể chấp nhận được," đồng thời mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ Iran bắt những người gây rối đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trong khi đó, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an cảnh báo Iran cần phải bảo vệ các nhân viên ngoại giao. Song Hội đồng Bảo an không đưa ra đe dọa trừng phạt nào với Tehran.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton cũng lên án vụ việc, coi đây là hành động không thể chấp nhận được. Bà yêu cầu nhà cầm quyền Iran lập tức tôn trọng nghĩa vụ quốc tế của mình, nhất là liên quan đến việc bảo vệ các nhà ngoại giao và sứ quán.
Nhiều nước khác cũng lên án hành vi bạo lực nhằm vào các cơ sở ngoại giao của Anh ở Tehran. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố nhà chức trách Iran phải chịu trách nhiệm về sự toàn vẹn của tất cả các phái đoàn ngoại giao. Quan chức này cho rằng những vụ việc trên là một biểu hiện nữa cho thấy chế độ ở Iran không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tại Berlin, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu Đại sứ Iran đến và lên án mạnh mẽ vụ tấn công các cơ sở của Đại sứ quán Anh tại Tehran, trong đó đã gây thiệt hại cho một trường học Đức. Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cũng chỉ trích các vụ tấn công bạo lực trên, đồng thời tuyên bố không chấp nhận phản ứng kém hiệu quả của giới chức Iran trước những hành động nghiêm trọng này.
Mặc dù được coi là đồng minh thân cận của Iran, song Nga cũng cho rằng các vụ tấn công như vậy là "không thể chấp nhận và đáng bị lên án." Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi nhà chức trách Iran "lập tức tái lập trật tự, điều tra vụ việc và ngăn chặn những sự cố tương tự tái diễn."
Theo Tân Hoa xã, cảnh sát Iran đã bắt giữ 12 người biểu tình trong nhóm tham gia trước khu nhà Hội đồng Anh ở Tehran./.
(TTXVN/Vietnam+)