Tại hội nghị tài trợ quốc tế dành cho Mali ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia ngày 29/1, các lãnh đạo châu Phi và quan chức quốc tế đã cam kết dành 455,5 triệu USD cho các chiến dịch quân sự nhằm đẩy lùi các tay súng Hồi giáo ở miền Bắc Mali, và hỗ trợ nhân đạo cho người dân nước này.
Số tiền trên bao gồm hơn 120 triệu USD do Nhật Bản đóng góp và 96 triệu USD của Mỹ. Các cam kết này vẫn chưa đạt tới con số 960 triệu USD mà Liên minh châu Phi (AU) cho là cần thiết đối với Mali, bao gồm 460 triệu USD cho Phái bộ của ECOWAS tại Mali (AFISMA) trong một năm và 356 triệu USD cho quân đội Mali.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Cote D’Ivoire Alassane Ouattara, Chủ tịch Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), cho rằng điều quan trọng là cần nhanh chóng giải ngân khoản tiền đã cam kết, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng trong năm nay, Mali sẽ có đủ khoản tiền cần thiết.
Chính việc thiếu tiền và nguồn lực hậu cần đã ảnh hưởng tới khả năng AFISMA hỗ trợ quân đội Mali chống lại các lực lượng Hồi giáo cực đoan. Vì vậy mà chỉ 2.000 binh lính châu Phi được cử tới Mali hoặc nước Niger láng giềng, trong khi Pháp đã điều được khoảng 2.500 binh sỹ tới đây.
Tại hội nghị, Tổng thống Mali Dioncounda Traore đã gửi lời cảm ơn tới toàn thể cộng đồng quốc tế về sự hỗ trợ trên. Ông cũng kêu gọi thế giới Hồi giáo ủng hộ nỗ lực này và chứng tỏ rằng "Hồi giáo không phải là một vỏ bọc cho chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức."
Nhân dịp này, Tổng thống Traore cũng bày tỏ hy vọng sẽ tổ chức một cuộc bầu cử minh bạch và đáng tin cậy trước ngày 31/7 tới. Việc tổ chức bầu cử và giải phóng miền Bắc Mali là một phần trong những nhiệm vụ chính đặt ra cho chính quyền chuyển tiếp của ông Traore sau cuộc đảo chính hồi năm 2011.
Trong một diễn biến khác, tại Mali sáng cùng ngày, hàng trăm người đã lao vào cướp bóc các cửa hiệu ở thành phố Timbuktu, nơi vừa được binh sĩ quân đội Pháp và quân đội Mali giải phóng khỏi các tay súng Hồi giáo cực đoan chiếm đóng từ tháng 4/2012. Những người dân nổi giận nói rằng các cửa hiệu này là của "người Arập" và "bọn khủng bố" có liên hệ với các phần tử Hồi giáo cực đoan đã chiếm đóng thành phố này suốt 10 tháng qua.
Các nhân chứng cho biết những người tham gia cướp phá đã tìm thấy cả vũ khí và thiết bị thông tin quân sự trong một số cửa hiệu. Tuy nhiên, hầu hết người dân địa phương, vốn phải sống trong cảnh thiếu thốn lâu nay, đã lấy đi bất cứ thứ gì có thể: vô tuyến, vệ tinh, thức ăn và đồ nội thất.
Quân đội Mali đã ra tay chấm dứt nạn cướp phá này vào trưa cùng ngày. Một sỹ quan quân đội giấu tên xác nhận đã tìm thấy cả vũ khí trong các cửa hiệu. Hiện, người dân Timbuktu còn lo ngại khả năng các tay súng Hồi giáo sẽ quay trở lại sau khi quân đội rút đi.
Một nguồn tin cấp cao giấu tên của Chính phủ Niger cho biết Niamey đã cho phép máy bay do thám không người lái (UAV) của Mỹ được hoạt động trên lãnh thổ nước này để thu thập thông tin tình báo về các tay súng Hồi giáo có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở miền Bắc Mali và khu vực sa mạc Sahara rộng lớn.
Đại sứ Mỹ tại Niger Bisa Williams đã đưa ra yêu cầu trên trong cuộc gặp ngày 29/1 với Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou, và ông Issoufou đã đồng ý ngay lập tức.
Cũng theo nguồn tin này, các UAV có thể hoạt động tại khu vực sa mạc Agadez, miền Bắc Niger, giáp với Mali, Algeria và Libya./.
Số tiền trên bao gồm hơn 120 triệu USD do Nhật Bản đóng góp và 96 triệu USD của Mỹ. Các cam kết này vẫn chưa đạt tới con số 960 triệu USD mà Liên minh châu Phi (AU) cho là cần thiết đối với Mali, bao gồm 460 triệu USD cho Phái bộ của ECOWAS tại Mali (AFISMA) trong một năm và 356 triệu USD cho quân đội Mali.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Cote D’Ivoire Alassane Ouattara, Chủ tịch Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), cho rằng điều quan trọng là cần nhanh chóng giải ngân khoản tiền đã cam kết, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng trong năm nay, Mali sẽ có đủ khoản tiền cần thiết.
Chính việc thiếu tiền và nguồn lực hậu cần đã ảnh hưởng tới khả năng AFISMA hỗ trợ quân đội Mali chống lại các lực lượng Hồi giáo cực đoan. Vì vậy mà chỉ 2.000 binh lính châu Phi được cử tới Mali hoặc nước Niger láng giềng, trong khi Pháp đã điều được khoảng 2.500 binh sỹ tới đây.
Tại hội nghị, Tổng thống Mali Dioncounda Traore đã gửi lời cảm ơn tới toàn thể cộng đồng quốc tế về sự hỗ trợ trên. Ông cũng kêu gọi thế giới Hồi giáo ủng hộ nỗ lực này và chứng tỏ rằng "Hồi giáo không phải là một vỏ bọc cho chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức."
Nhân dịp này, Tổng thống Traore cũng bày tỏ hy vọng sẽ tổ chức một cuộc bầu cử minh bạch và đáng tin cậy trước ngày 31/7 tới. Việc tổ chức bầu cử và giải phóng miền Bắc Mali là một phần trong những nhiệm vụ chính đặt ra cho chính quyền chuyển tiếp của ông Traore sau cuộc đảo chính hồi năm 2011.
Trong một diễn biến khác, tại Mali sáng cùng ngày, hàng trăm người đã lao vào cướp bóc các cửa hiệu ở thành phố Timbuktu, nơi vừa được binh sĩ quân đội Pháp và quân đội Mali giải phóng khỏi các tay súng Hồi giáo cực đoan chiếm đóng từ tháng 4/2012. Những người dân nổi giận nói rằng các cửa hiệu này là của "người Arập" và "bọn khủng bố" có liên hệ với các phần tử Hồi giáo cực đoan đã chiếm đóng thành phố này suốt 10 tháng qua.
Các nhân chứng cho biết những người tham gia cướp phá đã tìm thấy cả vũ khí và thiết bị thông tin quân sự trong một số cửa hiệu. Tuy nhiên, hầu hết người dân địa phương, vốn phải sống trong cảnh thiếu thốn lâu nay, đã lấy đi bất cứ thứ gì có thể: vô tuyến, vệ tinh, thức ăn và đồ nội thất.
Quân đội Mali đã ra tay chấm dứt nạn cướp phá này vào trưa cùng ngày. Một sỹ quan quân đội giấu tên xác nhận đã tìm thấy cả vũ khí trong các cửa hiệu. Hiện, người dân Timbuktu còn lo ngại khả năng các tay súng Hồi giáo sẽ quay trở lại sau khi quân đội rút đi.
Một nguồn tin cấp cao giấu tên của Chính phủ Niger cho biết Niamey đã cho phép máy bay do thám không người lái (UAV) của Mỹ được hoạt động trên lãnh thổ nước này để thu thập thông tin tình báo về các tay súng Hồi giáo có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở miền Bắc Mali và khu vực sa mạc Sahara rộng lớn.
Đại sứ Mỹ tại Niger Bisa Williams đã đưa ra yêu cầu trên trong cuộc gặp ngày 29/1 với Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou, và ông Issoufou đã đồng ý ngay lập tức.
Cũng theo nguồn tin này, các UAV có thể hoạt động tại khu vực sa mạc Agadez, miền Bắc Niger, giáp với Mali, Algeria và Libya./.
(TTXVN)