Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 17/9, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi). Theo chương trình, dự thảo Luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4.
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi) của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đề cập tới các nội dung cơ bản như Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản (Điều 7); thành lập nhà xuất bản; tổ chức, nhân sự của nhà xuất bản; liên kết xuất bản; xuất bản điện tử; in xuất bản phẩm...
Về liên kết xuất bản (Điều 23) có ý kiến đề nghị Dự thảo Luật cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về điều kiện hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức nhân sự cũng như quy trình tổ chức và biên tập bản thảo của cơ sở liên kết xuất bản.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Luật Xuất bản hiện hành, khâu biên tập chủ yếu vẫn thuộc trách nhiệm của nhà xuất bản, nhưng trên thực tế, đối tác liên kết lại thực hiện hầu như toàn bộ khâu này, từ tổ chức đến biên tập bản thảo, nhà xuất bản chỉ quyết định xuất bản, mà thường là thiếu sự thẩm định nghiêm túc. Trong khi đó, Luật quy định trách nhiệm của đối tác liên kết chưa cụ thể và khó phân định khi xử lý vi phạm.
Nhằm mở rộng sự tham gia và tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, cùng với việc chấn chỉnh và tiếp tục phát triển các hình thức liên kết xuất bản như hiện nay, cần công nhận để quản lý chặt chẽ một hình thức liên kết xuất bản mới (trên thực tế đã hình thành một cách tự phát), trong đó đối tác liên kết được thực hiện một số công đoạn ban đầu của khâu biên tập (biên tập sơ bộ) bản thảo và do đó phải cùng với nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội về nội dung cũng như chất lượng xuất bản phẩm, còn nhà xuất bản đảm nhận trách nhiệm biên tập hoàn chỉnh, thẩm định nội dung văn hoá, tư tưởng và quyết định xuất bản xuất bản phẩm.
Theo tinh thần đó, cơ sở liên kết xuất bản phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động liên kết của mình.
Dự thảo Luật lần này đã bổ sung quy định về điều kiện, đối tượng, hình thức thực hiện liên kết, trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, trách nhiệm của đối tác liên kết trong liên kết xuất bản; quy định đối tác liên kết có thể được thực hiện khâu biên tập sơ bộ bản thảo khi đủ các điều kiện và năng lực biên tập; trong trường hợp này nhà xuất bản chịu trách nhiệm biên tập hoàn chỉnh bản thảo, thẩm định nội dung văn hoá, tư tưởng và quyết định xuất bản.
Đồng thời, đối với những xuất bản phẩm có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết mà phải trực tiếp thực hiện toàn bộ khâu biên tập bản thảo để bảo đảm về nội dung chính trị, tư tưởng.
Đối với quy định xuất bản điện tử Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, xuất bản điện tử đã xuất hiện và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như trong nước. Đây là một hình thái mới của hoạt động xuất bản, còn có nhiều thay đổi khó dự báo trước trong thời gian tới.
Trong xuất bản điện tử, xuất bản phẩm không cần phải in mà có thể phát hành ngay trên mạng Internet hoặc việc in diễn ra sau khâu phát hành.
Dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi) lần này chỉ quy định mang tính nguyên tắc về phương thức xuất bản này và dẫn chiếu các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong việc quản lý hoạt động xuất bản điện tử trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông phát triển rất nhanh.
Dự thảo lần này ngoài một số quy định chung tại Chương 1 đã xây dựng một chương riêng về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử (Chương V: Từ Điều 48 đến Điều 56).
Các quy định này về cơ bản đã bao quát các đối tượng, hình thức, điều kiện, trách nhiệm và quyền hạn tham gia thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử; điều chỉnh các hoạt động phát sinh trong thực tiễn, có tính dự báo, tính khả thi cao hơn để điều chỉnh hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan tiến hành thẩm tra cần tiếp tục rà soát dự thảo Luật lại để không xảy ra sơ hở trong quy trình xuất bản trước khi chính thức trình dự thảo để Quốc hội xem xét thông qua./.
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi) của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đề cập tới các nội dung cơ bản như Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản (Điều 7); thành lập nhà xuất bản; tổ chức, nhân sự của nhà xuất bản; liên kết xuất bản; xuất bản điện tử; in xuất bản phẩm...
Về liên kết xuất bản (Điều 23) có ý kiến đề nghị Dự thảo Luật cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về điều kiện hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức nhân sự cũng như quy trình tổ chức và biên tập bản thảo của cơ sở liên kết xuất bản.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Luật Xuất bản hiện hành, khâu biên tập chủ yếu vẫn thuộc trách nhiệm của nhà xuất bản, nhưng trên thực tế, đối tác liên kết lại thực hiện hầu như toàn bộ khâu này, từ tổ chức đến biên tập bản thảo, nhà xuất bản chỉ quyết định xuất bản, mà thường là thiếu sự thẩm định nghiêm túc. Trong khi đó, Luật quy định trách nhiệm của đối tác liên kết chưa cụ thể và khó phân định khi xử lý vi phạm.
Nhằm mở rộng sự tham gia và tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, cùng với việc chấn chỉnh và tiếp tục phát triển các hình thức liên kết xuất bản như hiện nay, cần công nhận để quản lý chặt chẽ một hình thức liên kết xuất bản mới (trên thực tế đã hình thành một cách tự phát), trong đó đối tác liên kết được thực hiện một số công đoạn ban đầu của khâu biên tập (biên tập sơ bộ) bản thảo và do đó phải cùng với nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội về nội dung cũng như chất lượng xuất bản phẩm, còn nhà xuất bản đảm nhận trách nhiệm biên tập hoàn chỉnh, thẩm định nội dung văn hoá, tư tưởng và quyết định xuất bản xuất bản phẩm.
Theo tinh thần đó, cơ sở liên kết xuất bản phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động liên kết của mình.
Dự thảo Luật lần này đã bổ sung quy định về điều kiện, đối tượng, hình thức thực hiện liên kết, trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, trách nhiệm của đối tác liên kết trong liên kết xuất bản; quy định đối tác liên kết có thể được thực hiện khâu biên tập sơ bộ bản thảo khi đủ các điều kiện và năng lực biên tập; trong trường hợp này nhà xuất bản chịu trách nhiệm biên tập hoàn chỉnh bản thảo, thẩm định nội dung văn hoá, tư tưởng và quyết định xuất bản.
Đồng thời, đối với những xuất bản phẩm có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết mà phải trực tiếp thực hiện toàn bộ khâu biên tập bản thảo để bảo đảm về nội dung chính trị, tư tưởng.
Đối với quy định xuất bản điện tử Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, xuất bản điện tử đã xuất hiện và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như trong nước. Đây là một hình thái mới của hoạt động xuất bản, còn có nhiều thay đổi khó dự báo trước trong thời gian tới.
Trong xuất bản điện tử, xuất bản phẩm không cần phải in mà có thể phát hành ngay trên mạng Internet hoặc việc in diễn ra sau khâu phát hành.
Dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi) lần này chỉ quy định mang tính nguyên tắc về phương thức xuất bản này và dẫn chiếu các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong việc quản lý hoạt động xuất bản điện tử trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông phát triển rất nhanh.
Dự thảo lần này ngoài một số quy định chung tại Chương 1 đã xây dựng một chương riêng về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử (Chương V: Từ Điều 48 đến Điều 56).
Các quy định này về cơ bản đã bao quát các đối tượng, hình thức, điều kiện, trách nhiệm và quyền hạn tham gia thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử; điều chỉnh các hoạt động phát sinh trong thực tiễn, có tính dự báo, tính khả thi cao hơn để điều chỉnh hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan tiến hành thẩm tra cần tiếp tục rà soát dự thảo Luật lại để không xảy ra sơ hở trong quy trình xuất bản trước khi chính thức trình dự thảo để Quốc hội xem xét thông qua./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)