Sau cuộc tranh cãi gay gắt kéo dài, cuối cùng, với 109 phiếu ủng hộ, 73 phiếu chống, Quốc hội Phần Lan ngày 20/7 đã thông qua gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) trị giá 100 tỷ euro (122 tỷ USD) nhằm cứu hệ thống ngân hàng đang rơi vào khủng hoảng của Tây Ban Nha.
Cơ quan lập pháp Phần Lan cũng đã thông qua một thỏa thuận gây tranh cãi mà Madrid và Helsinki đạt được hồi đầu tuần này, theo đó, Tây Ban Nha phải ký quỹ với Phần Lan để đổi lấy sự ủng hộ của nước này dành cho gói cứu trợ giúp nền kinh tế lớn thứ tư trong Khu vực đồng euro (Eurozone) thoát khỏi nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.
[Quốc hội Đức thông qua gói cứu trợ Tây Ban Nha]
Theo thỏa thuận, Phần Lan sẽ đóng góp khoảng 1,9 tỷ euro cho gói cứu trợ của EU dành cho Tây Ban Nha, cùng với khoản ký quỹ trị giá 763 triệu euro được thanh toán bằng tiền mặt với tỷ lệ tăng dần.
Ngày 19/7, Quốc hội Đức cũng đã thông qua gói cứu trợ này.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào tháng Sáu, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí cho phép Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) trị giá 500 tỷ euro, được thành lập để thay thế Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), có thể bơm tiền trực tiếp cho các ngân hàng thiếu vốn trong Eurozone.
Tuy nhiên, cơ chế này chỉ có hiệu lực khi EU thành lập được cơ quan giám sát chung, có thể là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Từ nay đến khi đó, Chính phủ Tây Ban Nha vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ đáo hạn./.
Cơ quan lập pháp Phần Lan cũng đã thông qua một thỏa thuận gây tranh cãi mà Madrid và Helsinki đạt được hồi đầu tuần này, theo đó, Tây Ban Nha phải ký quỹ với Phần Lan để đổi lấy sự ủng hộ của nước này dành cho gói cứu trợ giúp nền kinh tế lớn thứ tư trong Khu vực đồng euro (Eurozone) thoát khỏi nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.
[Quốc hội Đức thông qua gói cứu trợ Tây Ban Nha]
Theo thỏa thuận, Phần Lan sẽ đóng góp khoảng 1,9 tỷ euro cho gói cứu trợ của EU dành cho Tây Ban Nha, cùng với khoản ký quỹ trị giá 763 triệu euro được thanh toán bằng tiền mặt với tỷ lệ tăng dần.
Ngày 19/7, Quốc hội Đức cũng đã thông qua gói cứu trợ này.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào tháng Sáu, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí cho phép Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) trị giá 500 tỷ euro, được thành lập để thay thế Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), có thể bơm tiền trực tiếp cho các ngân hàng thiếu vốn trong Eurozone.
Tuy nhiên, cơ chế này chỉ có hiệu lực khi EU thành lập được cơ quan giám sát chung, có thể là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Từ nay đến khi đó, Chính phủ Tây Ban Nha vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ đáo hạn./.
(TTXVN)