Phát biểu trên Kênh truyền hình ABC ngày 17/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho hay Quốc hội nước này sẽ nâng mức trần nợ liên bang lên 14.300 tỷ USD, song các nghị sỹ đảng Cộng hòa khẳng định họ chỉ nhất trí điều này với một thỏa thuận kèm theo nhằm ngăn chặn thâm hụt ngân sách khổng lồ trong tương lai.
Sau khi Quốc hội Mỹ hồi tuần trước thông qua dự luật ngân sách thỏa hiệp dành cho hoạt động của chính phủ tới tháng 9/2011, loại bỏ nguy cơ chính phủ nước này phải tạm đóng cửa, các nghị sỹ hiện đang tập trung vào các cuộc thảo luận về giới hạn nợ công và hạn chót (ngày 8/7) có thể ngừng hoạt động vay mượn của Bộ Tài chính.
Tính đến ngày 14/4, tiền đi vay của Bộ Tài chính chỉ thấp hơn 76 tỷ USD so với mức giới hạn. Trong một bức thư gửi các nghị sĩ ngày 4/4, ông Geithner nêu rõ: "Giới hạn nợ công của nền kinh tế lớn này sẽ ở mức 14.300 tỷ USD vào trước ngày 16/5. Tình trạng không trả được nợ của Mỹ có nguy cơ làm xuất hiện một cuộc khủng khoảng còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng mới đây."
Hiện nay, các số liệu về nợ của Mỹ đang được thế giới theo dõi sát sao, giữa lúc ngày càng có nhiều nhà kinh tế tin rằng nợ ngày càng lớn của nền kinh tế lớn nhất thế giới này không bền vững. Tổng nợ công của Mỹ đã ở mức 14.100 tỷ USD vào tháng 2/2011 và chính phủ liên bang đang trên "bờ vực phá sản."
Ông Geithner dự tính chính phủ liên bang sẽ đạt mức giới hạn đi vay vào ngày 16/5, và điều này sẽ buộc Bộ Tài chính tiến hành một số "biện pháp tiền mặt" đặc biệt, như cắt giảm các quỹ trợ cấp hưu trí của chính phủ.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo việc Quốc hội không nhất trí nâng giới hạn nợ liên bang vào ngày 8/7 có thể sẽ làm cho Mỹ bắt đầu mất khả năng chi các khoản theo nghĩa vụ, như các quỹ an sinh xã hội và tiền lãi trái phiếu chính phủ.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Mỹ, Paul Ryan, nhấn mạnh Quốc hội chỉ có thể nhất trí nâng giới hạn nợ, với điều kiện nó là một phần của một thỏa thuận toàn diện về chi tiêu trong tương lai.
Trước đó, ngày 14/4, Quốc hội Mỹ thông qua và trình lên Tổng thống Barack Obama dự luật cắt giảm ngân sách gần 40 tỷ USD từ các chương trình chi tiêu của chính phủ.
Dự luật này sẽ cấp tiền cho Chính phủ Mỹ hoạt động tới ngày 30/9 tới, thời điểm kết thúc tài khóa 2011 và cắt giảm khoảng 38,5 tỷ USD trong ngân sách chi tiêu. Tổng mức chi theo dự luật là 1.049 tỷ USD.
Trong bối cảnh thế giới vẫn đang vật lộn với nhiều thách thức sau cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, kinh tế Mỹ đang đối mặt với không ít khó khăn, trong đó có thâm hụt ngân sách.
Để góp phần giải quyết vấn đề này, Tổng thống Obama ngày 13/4 đã đề xuất kế hoạch cắt giảm 4.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách liên bang trong vòng 12 năm tới.
Ông Obama đề xuất giảm chi tiêu đối với các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe, quân sự và một số chương trình xã hội khác, đồng thời đề nghị tăng thuế đối với tầng lớp giàu có, song không được phép cắt giảm đầu tư cho giáo dục và năng lượng sạch.
Các quan chức chính quyền Mỹ nói rằng các đề nghị trên của ông Obama sẽ giúp giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách xuống còn 2,5% GDP vào năm 2015 và xấp xỉ 2% vào cuối thập kỷ này.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến sẽ lên tới 1.600 tỷ USD trong năm nay và tổng các khoản nợ công từ trước đến nay sẽ ở mức 14.270 tỷ USD./.
Sau khi Quốc hội Mỹ hồi tuần trước thông qua dự luật ngân sách thỏa hiệp dành cho hoạt động của chính phủ tới tháng 9/2011, loại bỏ nguy cơ chính phủ nước này phải tạm đóng cửa, các nghị sỹ hiện đang tập trung vào các cuộc thảo luận về giới hạn nợ công và hạn chót (ngày 8/7) có thể ngừng hoạt động vay mượn của Bộ Tài chính.
Tính đến ngày 14/4, tiền đi vay của Bộ Tài chính chỉ thấp hơn 76 tỷ USD so với mức giới hạn. Trong một bức thư gửi các nghị sĩ ngày 4/4, ông Geithner nêu rõ: "Giới hạn nợ công của nền kinh tế lớn này sẽ ở mức 14.300 tỷ USD vào trước ngày 16/5. Tình trạng không trả được nợ của Mỹ có nguy cơ làm xuất hiện một cuộc khủng khoảng còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng mới đây."
Hiện nay, các số liệu về nợ của Mỹ đang được thế giới theo dõi sát sao, giữa lúc ngày càng có nhiều nhà kinh tế tin rằng nợ ngày càng lớn của nền kinh tế lớn nhất thế giới này không bền vững. Tổng nợ công của Mỹ đã ở mức 14.100 tỷ USD vào tháng 2/2011 và chính phủ liên bang đang trên "bờ vực phá sản."
Ông Geithner dự tính chính phủ liên bang sẽ đạt mức giới hạn đi vay vào ngày 16/5, và điều này sẽ buộc Bộ Tài chính tiến hành một số "biện pháp tiền mặt" đặc biệt, như cắt giảm các quỹ trợ cấp hưu trí của chính phủ.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo việc Quốc hội không nhất trí nâng giới hạn nợ liên bang vào ngày 8/7 có thể sẽ làm cho Mỹ bắt đầu mất khả năng chi các khoản theo nghĩa vụ, như các quỹ an sinh xã hội và tiền lãi trái phiếu chính phủ.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Mỹ, Paul Ryan, nhấn mạnh Quốc hội chỉ có thể nhất trí nâng giới hạn nợ, với điều kiện nó là một phần của một thỏa thuận toàn diện về chi tiêu trong tương lai.
Trước đó, ngày 14/4, Quốc hội Mỹ thông qua và trình lên Tổng thống Barack Obama dự luật cắt giảm ngân sách gần 40 tỷ USD từ các chương trình chi tiêu của chính phủ.
Dự luật này sẽ cấp tiền cho Chính phủ Mỹ hoạt động tới ngày 30/9 tới, thời điểm kết thúc tài khóa 2011 và cắt giảm khoảng 38,5 tỷ USD trong ngân sách chi tiêu. Tổng mức chi theo dự luật là 1.049 tỷ USD.
Trong bối cảnh thế giới vẫn đang vật lộn với nhiều thách thức sau cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, kinh tế Mỹ đang đối mặt với không ít khó khăn, trong đó có thâm hụt ngân sách.
Để góp phần giải quyết vấn đề này, Tổng thống Obama ngày 13/4 đã đề xuất kế hoạch cắt giảm 4.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách liên bang trong vòng 12 năm tới.
Ông Obama đề xuất giảm chi tiêu đối với các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe, quân sự và một số chương trình xã hội khác, đồng thời đề nghị tăng thuế đối với tầng lớp giàu có, song không được phép cắt giảm đầu tư cho giáo dục và năng lượng sạch.
Các quan chức chính quyền Mỹ nói rằng các đề nghị trên của ông Obama sẽ giúp giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách xuống còn 2,5% GDP vào năm 2015 và xấp xỉ 2% vào cuối thập kỷ này.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến sẽ lên tới 1.600 tỷ USD trong năm nay và tổng các khoản nợ công từ trước đến nay sẽ ở mức 14.270 tỷ USD./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)