Ngày 9/4, đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức tiếp xúc đông đảo cử tri các ngành, các giới, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cùng các đại biểu Quốc hội trong đoàn đã tham dự.
Báo cáo cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XII (từ ngày 21-29/3), bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nêu rõ tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2010; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2011; xem xét thông qua 3 dự án Luật (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự; Luật phòng chống mua bán người; Luật kiểm toán độc lập).
Quốc hội cũng đã nghe và thảo luận về Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội; Báo cáo công tác của Chủ tịch nước; Báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao về công tác của ngành; nghiêm túc đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong tổ chức, hoạt động nhiệm kỳ qua; đồng thời nêu những kiến nghị, phương hướng và nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.
Đa số ý kiến phát biểu của cử tri đều đánh giá cao kết quả hoạt động của Quốc hội Khóa XII, trên các lĩnh vực: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, hoạt động đối ngoại...
Cử tri vui mừng nhận thấy hoạt động lập pháp đã được đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước trong thời kỳ mới. Hoạt động giám sát, chất vấn được tăng cường, có nhiều đổi mới về cách thức tiến hành, nhất là chất vấn và giám sát chuyên đề. Việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng có chất lượng, vì lợi ích quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động đối ngoại tiếp tục được thúc đẩy cả trên phương diện song phương và đa phương, góp phần thiết thực vào tiến trình hội nhập, nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam, trong đó có Quốc hội Việt Nam, trên trường quốc tế. Tổ chức bộ máy của Quốc hội được kiện toàn, phương thức hoạt động được đổi mới theo hướng chất lượng, hiệu quả.
Nhiệm kỳ qua, các đại biểu Quốc hội trong đoàn Hà Nội đã phát huy trí tuệ, tinh thần gương mẫu, trách nhiệm cao, có nhiều ý kiến phát biểu có chất lượng cao tại các kỳ họp Quốc hội, có nhiều đổi mới trong công tác tiếp xúc cử tri, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giải quyết nhiều vấn đề dân sinh bức xúc, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân Thủ đô và cả nước, đóng góp vào thành công chung của Quốc hội khóa XII, cũng như thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của Thủ đô.
Đại diện cho cử tri trẻ Thủ đô, Bí thư Thành đoàn Hà Nội Ngọ Duy Hiểu bày tỏ sự phấn khởi, tin tưởng trước sự lớn mạnh toàn diện của Quốc hội trong nhiệm kỳ qua, từ tư duy đến hành động. Các kỳ họp Quốc hội đã diễn ra không khí dân chủ, thẳng thắn, với sự điều hành hết sức khoa học và hiệu quả. Sống, học tập, làm việc ở một trung tâm văn hóa, giáo dục-đào tạo của cả nước, cử tri trẻ Thủ đô mong Quốc hội quan tâm hơn nữa việc giải quyết 3 vấn đề lớn: Học tập, việc làm, vui chơi giải trí cho đoàn viên, thanh niên sinh viên. Hiện nay, điều kiện học tập, cơ sở trường lớp còn quá thiếu thốn, chật chội, nhiều trường không có sân chơi... Luật Thanh niên đã được ban hành nhưng việc thực hiện trong thực tế cuộc sống còn chưa được như mong muốn, trong đó có việc trọng dụng, giúp đỡ, phát huy các tài năng trẻ hiện nay.
Các cử tri cũng nêu nhiều kiến nghị liên quan đến kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, cựu thanh niên xung phong, nâng cao chất lượng đời sống công nhân, bảo đảm việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, xử lý ô nhiễm môi trường, quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; có cơ chế chính sách thỏa đáng để thu hút nhân tài, phát huy tư duy và sáng tạo khoa học của đội ngũ trí thức, để “hiền tài” thực sự là nguyên khí của quốc gia.
Nhiều cử tri bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới Luật thủ đô và nhấn mạnh Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, cái nôi văn hóa của cả nước và đang phát triển từng ngày. Việc quản lý trên địa bàn Thủ đô có những nét đặc thù, cần sớm có luật điều chỉnh để Hà Nội phát triển ngang tầm thủ đô các nước.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo đã thay mặt lãnh đạo thành phố trả lời nhiều vấn đề cử tri nêu, liên quan đến việc ban hành Luật Thủ đô; nhà ở cho sinh viên; người có thu nhập thấp; triển khai chương trình cải cách hành chính nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm của cán bộ công chức tại các cơ quan chính quyền thành phố...
Phát biểu trước đông đảo cử tri thành phố, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến tâm huyết, xác đáng của cử tri để tiếp tục hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; đồng thời sẽ tiếp tục cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Tổng Bí thư cho rằng đã có sự gặp nhau giữa cử tri với Đại biểu Quốc hội trong đánh giá về kết quả hoạt động của Quốc hội khóa XII; đồng thời phân tích rõ những việc đã làm được, những việc chưa làm được trong nhiệm kỳ qua.
Về công tác xây dựng luật pháp, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đến năm 2020, cơ bản hoàn thiện khung khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Không chỉ tăng cường về số lượng, công tác xây dựng luật pháp cần được nâng cao hơn nữa về chất lượng, giảm thiểu tình trạng luật khung, luật ống, bảo đảm sau khi ban hành, luật sớm đi vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục xây dựng luật cần tiếp tục được cải tiến, đổi mới. Muốn vậy, Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực xây dựng luật pháp; đồng thời tập trung làm tốt khâu giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục thi hành pháp luật.
Hoạt động giám sát tối cao được coi là điểm nhấn trong thành công của Quốc hội khóa XII, với nhiều cải tiến, đổi mới trong công tác giám sát, chất vấn, điều trần, theo chuyên đề, nhóm vấn đề. Tuy nhiên, giai đoạn hậu chất vấn, việc thực hiện lời hứa của người được chất vấn, vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn; cần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao, quyết liệt hơn ở giai đoạn hậu giám sát.
Nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ và trách nhiệm trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, như việc chưa thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, chưa thông qua dự án Luật Thủ đô, hay quyết định điều chỉnh một số chỉ tiêu về kinh tế, ngân sách...
Tổng Bí thư khẳng định Quốc hội không chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến lập pháp, mà còn là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là hình ảnh thu nhỏ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng với việc tăng tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách một cách hợp lý, trong nhiệm kỳ tới cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Quốc hội, quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động, cũng như năng lực thực tiễn của các Đại biểu Quốc hội.
Đồng thời, Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội cần có bộ máy giúp việc chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, bên cạnh các đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm với vai trò là người đại diện và là những nhà hoạt động thực tiễn, cũng có những đóng góp rất quan trọng, giúp Quốc hội hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Tổng Bí thư nhấn mạnh dựa trên nền tảng những thành tựu và kinh nghiệm đã đạt được, công tác tiếp xúc cử tri sẽ tiếp tục được cải tiến, đổi mới trong nhiệm kỳ tới, theo hướng ngày càng thực chất, hiệu quả hơn; đồng thời mong muốn cử tri, nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, xác đáng với Quốc hội, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cùng các đại biểu Quốc hội trong đoàn đã tham dự.
Báo cáo cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XII (từ ngày 21-29/3), bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nêu rõ tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2010; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2011; xem xét thông qua 3 dự án Luật (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự; Luật phòng chống mua bán người; Luật kiểm toán độc lập).
Quốc hội cũng đã nghe và thảo luận về Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội; Báo cáo công tác của Chủ tịch nước; Báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao về công tác của ngành; nghiêm túc đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong tổ chức, hoạt động nhiệm kỳ qua; đồng thời nêu những kiến nghị, phương hướng và nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.
Đa số ý kiến phát biểu của cử tri đều đánh giá cao kết quả hoạt động của Quốc hội Khóa XII, trên các lĩnh vực: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, hoạt động đối ngoại...
Cử tri vui mừng nhận thấy hoạt động lập pháp đã được đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước trong thời kỳ mới. Hoạt động giám sát, chất vấn được tăng cường, có nhiều đổi mới về cách thức tiến hành, nhất là chất vấn và giám sát chuyên đề. Việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng có chất lượng, vì lợi ích quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động đối ngoại tiếp tục được thúc đẩy cả trên phương diện song phương và đa phương, góp phần thiết thực vào tiến trình hội nhập, nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam, trong đó có Quốc hội Việt Nam, trên trường quốc tế. Tổ chức bộ máy của Quốc hội được kiện toàn, phương thức hoạt động được đổi mới theo hướng chất lượng, hiệu quả.
Nhiệm kỳ qua, các đại biểu Quốc hội trong đoàn Hà Nội đã phát huy trí tuệ, tinh thần gương mẫu, trách nhiệm cao, có nhiều ý kiến phát biểu có chất lượng cao tại các kỳ họp Quốc hội, có nhiều đổi mới trong công tác tiếp xúc cử tri, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giải quyết nhiều vấn đề dân sinh bức xúc, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân Thủ đô và cả nước, đóng góp vào thành công chung của Quốc hội khóa XII, cũng như thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của Thủ đô.
Đại diện cho cử tri trẻ Thủ đô, Bí thư Thành đoàn Hà Nội Ngọ Duy Hiểu bày tỏ sự phấn khởi, tin tưởng trước sự lớn mạnh toàn diện của Quốc hội trong nhiệm kỳ qua, từ tư duy đến hành động. Các kỳ họp Quốc hội đã diễn ra không khí dân chủ, thẳng thắn, với sự điều hành hết sức khoa học và hiệu quả. Sống, học tập, làm việc ở một trung tâm văn hóa, giáo dục-đào tạo của cả nước, cử tri trẻ Thủ đô mong Quốc hội quan tâm hơn nữa việc giải quyết 3 vấn đề lớn: Học tập, việc làm, vui chơi giải trí cho đoàn viên, thanh niên sinh viên. Hiện nay, điều kiện học tập, cơ sở trường lớp còn quá thiếu thốn, chật chội, nhiều trường không có sân chơi... Luật Thanh niên đã được ban hành nhưng việc thực hiện trong thực tế cuộc sống còn chưa được như mong muốn, trong đó có việc trọng dụng, giúp đỡ, phát huy các tài năng trẻ hiện nay.
Các cử tri cũng nêu nhiều kiến nghị liên quan đến kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, cựu thanh niên xung phong, nâng cao chất lượng đời sống công nhân, bảo đảm việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, xử lý ô nhiễm môi trường, quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; có cơ chế chính sách thỏa đáng để thu hút nhân tài, phát huy tư duy và sáng tạo khoa học của đội ngũ trí thức, để “hiền tài” thực sự là nguyên khí của quốc gia.
Nhiều cử tri bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới Luật thủ đô và nhấn mạnh Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, cái nôi văn hóa của cả nước và đang phát triển từng ngày. Việc quản lý trên địa bàn Thủ đô có những nét đặc thù, cần sớm có luật điều chỉnh để Hà Nội phát triển ngang tầm thủ đô các nước.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo đã thay mặt lãnh đạo thành phố trả lời nhiều vấn đề cử tri nêu, liên quan đến việc ban hành Luật Thủ đô; nhà ở cho sinh viên; người có thu nhập thấp; triển khai chương trình cải cách hành chính nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm của cán bộ công chức tại các cơ quan chính quyền thành phố...
Phát biểu trước đông đảo cử tri thành phố, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến tâm huyết, xác đáng của cử tri để tiếp tục hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; đồng thời sẽ tiếp tục cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Tổng Bí thư cho rằng đã có sự gặp nhau giữa cử tri với Đại biểu Quốc hội trong đánh giá về kết quả hoạt động của Quốc hội khóa XII; đồng thời phân tích rõ những việc đã làm được, những việc chưa làm được trong nhiệm kỳ qua.
Về công tác xây dựng luật pháp, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đến năm 2020, cơ bản hoàn thiện khung khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Không chỉ tăng cường về số lượng, công tác xây dựng luật pháp cần được nâng cao hơn nữa về chất lượng, giảm thiểu tình trạng luật khung, luật ống, bảo đảm sau khi ban hành, luật sớm đi vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục xây dựng luật cần tiếp tục được cải tiến, đổi mới. Muốn vậy, Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực xây dựng luật pháp; đồng thời tập trung làm tốt khâu giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục thi hành pháp luật.
Hoạt động giám sát tối cao được coi là điểm nhấn trong thành công của Quốc hội khóa XII, với nhiều cải tiến, đổi mới trong công tác giám sát, chất vấn, điều trần, theo chuyên đề, nhóm vấn đề. Tuy nhiên, giai đoạn hậu chất vấn, việc thực hiện lời hứa của người được chất vấn, vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn; cần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao, quyết liệt hơn ở giai đoạn hậu giám sát.
Nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ và trách nhiệm trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, như việc chưa thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, chưa thông qua dự án Luật Thủ đô, hay quyết định điều chỉnh một số chỉ tiêu về kinh tế, ngân sách...
Tổng Bí thư khẳng định Quốc hội không chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến lập pháp, mà còn là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là hình ảnh thu nhỏ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng với việc tăng tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách một cách hợp lý, trong nhiệm kỳ tới cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Quốc hội, quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động, cũng như năng lực thực tiễn của các Đại biểu Quốc hội.
Đồng thời, Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội cần có bộ máy giúp việc chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, bên cạnh các đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm với vai trò là người đại diện và là những nhà hoạt động thực tiễn, cũng có những đóng góp rất quan trọng, giúp Quốc hội hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Tổng Bí thư nhấn mạnh dựa trên nền tảng những thành tựu và kinh nghiệm đã đạt được, công tác tiếp xúc cử tri sẽ tiếp tục được cải tiến, đổi mới trong nhiệm kỳ tới, theo hướng ngày càng thực chất, hiệu quả hơn; đồng thời mong muốn cử tri, nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, xác đáng với Quốc hội, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Bình-Sự (TTXVN/Vietnam+)