Tiếp tục chương trình phiên họp 17, sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, chuẩn bị thêm để làm rõ hơn 4 vấn đề cơ bản mang tinh thần mới của dự thảo là Đại diện - bảo vệ - giám sát -phản biện.
Trình bày Tờ trình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim nêu rõ trước yêu cầu phát huy hơn nữa sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 đã bộc lộ một số hạn chế, cần được sửa đổi, bổ sung.
Luật mới chỉ dừng ở mức độ quy định những nguyên tắc chính trị-pháp lý chung, thiếu các quy định cụ thể và tính quy phạm chưa cao; chưa thể chế hóa được những cơ chế pháp lý để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm cũng như mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân.
Vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa theo kịp yêu cầu; phối hợp hoạt động giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp vẫn còn hạn chế; hiệu quả giám sát của Mặt trận chưa cao…
Theo ông Vũ Trọng Kim, việc sửa đổi, bổ sung Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đồng thời, thể chế hóa những chủ trương mới của Đảng nhằm mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân; nâng cao vai trò đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến gồm 5 chương, 34 điều; so với Luật hiện hành, tăng thêm 1 chương, 16 điều. Dự thảo bổ sung các quy định về chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; về nhiệm vụ phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sửa đổi, bổ sung các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên một số lĩnh vực, điều kiện bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm tạo lập cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là sau khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn bày tỏ sự băn khoăn, chưa thống nhất cao về một số nội dung quan trọng của dự thảo liên quan đến những chính sách mới trong các quy định của dự thảo Luật. Đặc biệt là quy định về chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hầu hết các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn nữa bản chất, cơ sở lý luận, căn cứ vững chắc để đảm bảo tính thuyết phục, khả thi, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của việc thể chế quan điểm về chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, để có chức năng đại diện của nhân dân, cần làm rõ cơ chế để nhân dân “ủy quyền” cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tiếp tục cụ thể hóa tính chất liên minh kết nối của Mặt trận; phương thức đại diện, phương thức bảo vệ.
Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị cần tính toán kỹ hơn tính pháp lý của vấn đề Mặt trận Tổ quốc là đại diện của nhân dân bởi theo quy định hiện hành, chỉ có 2 loại đại diện là đại diện ủy quyền và đại diện đương nhiên theo luật.
Tán thành với những quan điểm này, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh đề nghị giữ như quy định hiện hành là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân” là phù hợp hơn cả. Mặt trận Tổ quốc là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân và tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị cơ quan cần rà soát, làm rõ và quy định cụ thể hơn các nội dung về hoạt động giám sát, phản biện xã hội cho phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bên cạnh đó, cần xây dựng một khung pháp lý rất cụ thể, bao gồm phạm vi, quy trình, thủ tục từng cấp độ khác nhau, thẩm quyền khác nhau...bởi quy định như dự thảo còn quá nguyên tắc, khó đưa vào vận hành trong cuộc sống.
Mặt khác, đã là giám sát, phản biện thì cần có chế tài đi kèm. Ông Nguyễn Kim Khoa đề nghị nghiên cứu kỹ 2 khái niệm “giám sát” và “phản biện xã hội”, kế thừa tinh thần hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc là giám sát mang tính nhân dân, tránh việc trùng lặp với hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử và giám sát của tổ chức Đảng. Đồng thời, làm rõ bản chất của phản biện xã hội là do tự thân hệ thống Mặt trận Tổ quốc tiến hành hay thông qua Mặt trận Tổ quốc tập hợp ý kiến của nhân dân để phản ánh?
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm nêu rõ thêm phản biện của Mặt trận Tổ quốc cũng là một hình thức góp ý nhưng được tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả cao hơn; về chế tài chỉ dừng ở mức nêu lên kiến nghị, chính kiến.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan soạn thảo đã thống nhất lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Mặt trận Tổ quốc (sửa đổi) sang kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, chuẩn bị thêm để làm rõ hơn 4 vấn đề cơ bản mang tinh thần mới của dự thảo là Đại diện - bảo vệ - giám sát -phản biện.
Trình bày Tờ trình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim nêu rõ trước yêu cầu phát huy hơn nữa sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 đã bộc lộ một số hạn chế, cần được sửa đổi, bổ sung.
Luật mới chỉ dừng ở mức độ quy định những nguyên tắc chính trị-pháp lý chung, thiếu các quy định cụ thể và tính quy phạm chưa cao; chưa thể chế hóa được những cơ chế pháp lý để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm cũng như mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân.
Vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa theo kịp yêu cầu; phối hợp hoạt động giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp vẫn còn hạn chế; hiệu quả giám sát của Mặt trận chưa cao…
Theo ông Vũ Trọng Kim, việc sửa đổi, bổ sung Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đồng thời, thể chế hóa những chủ trương mới của Đảng nhằm mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân; nâng cao vai trò đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến gồm 5 chương, 34 điều; so với Luật hiện hành, tăng thêm 1 chương, 16 điều. Dự thảo bổ sung các quy định về chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; về nhiệm vụ phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sửa đổi, bổ sung các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên một số lĩnh vực, điều kiện bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm tạo lập cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là sau khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn bày tỏ sự băn khoăn, chưa thống nhất cao về một số nội dung quan trọng của dự thảo liên quan đến những chính sách mới trong các quy định của dự thảo Luật. Đặc biệt là quy định về chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hầu hết các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn nữa bản chất, cơ sở lý luận, căn cứ vững chắc để đảm bảo tính thuyết phục, khả thi, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của việc thể chế quan điểm về chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, để có chức năng đại diện của nhân dân, cần làm rõ cơ chế để nhân dân “ủy quyền” cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tiếp tục cụ thể hóa tính chất liên minh kết nối của Mặt trận; phương thức đại diện, phương thức bảo vệ.
Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị cần tính toán kỹ hơn tính pháp lý của vấn đề Mặt trận Tổ quốc là đại diện của nhân dân bởi theo quy định hiện hành, chỉ có 2 loại đại diện là đại diện ủy quyền và đại diện đương nhiên theo luật.
Tán thành với những quan điểm này, ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh đề nghị giữ như quy định hiện hành là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân” là phù hợp hơn cả. Mặt trận Tổ quốc là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân và tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị cơ quan cần rà soát, làm rõ và quy định cụ thể hơn các nội dung về hoạt động giám sát, phản biện xã hội cho phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bên cạnh đó, cần xây dựng một khung pháp lý rất cụ thể, bao gồm phạm vi, quy trình, thủ tục từng cấp độ khác nhau, thẩm quyền khác nhau...bởi quy định như dự thảo còn quá nguyên tắc, khó đưa vào vận hành trong cuộc sống.
Mặt khác, đã là giám sát, phản biện thì cần có chế tài đi kèm. Ông Nguyễn Kim Khoa đề nghị nghiên cứu kỹ 2 khái niệm “giám sát” và “phản biện xã hội”, kế thừa tinh thần hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc là giám sát mang tính nhân dân, tránh việc trùng lặp với hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử và giám sát của tổ chức Đảng. Đồng thời, làm rõ bản chất của phản biện xã hội là do tự thân hệ thống Mặt trận Tổ quốc tiến hành hay thông qua Mặt trận Tổ quốc tập hợp ý kiến của nhân dân để phản ánh?
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm nêu rõ thêm phản biện của Mặt trận Tổ quốc cũng là một hình thức góp ý nhưng được tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả cao hơn; về chế tài chỉ dừng ở mức nêu lên kiến nghị, chính kiến.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan soạn thảo đã thống nhất lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Mặt trận Tổ quốc (sửa đổi) sang kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013./.
Thanh Hòa (TTXVN)