Quốc hội Bulgaria ngày 29/5 đã nhất trí thông qua một chính phủ kỹ trị, do nhà kinh tế Plamen Oresharski, người không theo đảng phái nào, đứng đầu.
Động thái này được cho là sẽ chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài hàng tháng qua tại quốc gia nghèo nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Nội các của ông Oresharski được Quốc hội gồm 240 ghế thông qua với 120 phiếu ủng hộ, chủ yếu là những người thuộc đảng Xã hội và Phong trào Tự do và Nhân quyền (MRK) của người thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ, 97 phiếu chống.
23 nghị sỹ của Ataka theo đường lối chủ nghĩa dân tộc quá khích đã vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu này. Ông Oresharski và nội các của mình đã tuyên thệ nhậm chức sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua.
Chính phủ mới của ông Oresharski sẽ thay thế chính phủ lâm thời, do ông Marin Raykov đứng đầu bắt đầu hoạt động từ hôm 13/3 sau khi tiếp nhận bàn giao từ chính phủ cũ của cựu Thủ tướng Boiko Borisov, thuộc đảng Công dân Bulgaria vì sự phát triển châu Âu (GERB).
Phát biểu trước Quốc hội, ông Oresharski khẳng định ưu tiên hàng đầu của ông là khôi phục vị thế của đất nước cũng như nền kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp và bình đẳng xã hội. Ông kêu gọi người dân cần nhất trí cao các biện pháp cấp thiết nhằm thúc đẩy ổn định và đoàn kết xã hội, khôi phục kinh tế, tăng cường sức mạnh của các thể chế.
[Bulgaria: Nguy cơ lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng]
Lãnh đạo đảng Xã hội Bulgaria, ông Sergei Stanishev cho rằng Chính phủ của ông Oresharski là biểu tượng của chính phủ có chính sách hướng tới doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập và cam kết xã hội.
Ông Oresharski, 53 tuổi, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính Bulgaria từ năm 1997-2011, Bộ trưởng Tài chính từ năm 2005-2009 và là thành viên nhóm nghị sỹ quốc hội thuộc Liên minh Bulgaria từ năm 2009-2013.
Bulgaria rơi vào bế tắc chính trị từ ngày 20/2 vừa qua, sau khi Chính phủ của ông Borisov từ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối nghèo đói, vấn nạn tham nhũng và tội phạm gia tăng./.
Động thái này được cho là sẽ chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài hàng tháng qua tại quốc gia nghèo nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Nội các của ông Oresharski được Quốc hội gồm 240 ghế thông qua với 120 phiếu ủng hộ, chủ yếu là những người thuộc đảng Xã hội và Phong trào Tự do và Nhân quyền (MRK) của người thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ, 97 phiếu chống.
23 nghị sỹ của Ataka theo đường lối chủ nghĩa dân tộc quá khích đã vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu này. Ông Oresharski và nội các của mình đã tuyên thệ nhậm chức sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua.
Chính phủ mới của ông Oresharski sẽ thay thế chính phủ lâm thời, do ông Marin Raykov đứng đầu bắt đầu hoạt động từ hôm 13/3 sau khi tiếp nhận bàn giao từ chính phủ cũ của cựu Thủ tướng Boiko Borisov, thuộc đảng Công dân Bulgaria vì sự phát triển châu Âu (GERB).
Phát biểu trước Quốc hội, ông Oresharski khẳng định ưu tiên hàng đầu của ông là khôi phục vị thế của đất nước cũng như nền kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp và bình đẳng xã hội. Ông kêu gọi người dân cần nhất trí cao các biện pháp cấp thiết nhằm thúc đẩy ổn định và đoàn kết xã hội, khôi phục kinh tế, tăng cường sức mạnh của các thể chế.
[Bulgaria: Nguy cơ lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng]
Lãnh đạo đảng Xã hội Bulgaria, ông Sergei Stanishev cho rằng Chính phủ của ông Oresharski là biểu tượng của chính phủ có chính sách hướng tới doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập và cam kết xã hội.
Ông Oresharski, 53 tuổi, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính Bulgaria từ năm 1997-2011, Bộ trưởng Tài chính từ năm 2005-2009 và là thành viên nhóm nghị sỹ quốc hội thuộc Liên minh Bulgaria từ năm 2009-2013.
Bulgaria rơi vào bế tắc chính trị từ ngày 20/2 vừa qua, sau khi Chính phủ của ông Borisov từ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối nghèo đói, vấn nạn tham nhũng và tội phạm gia tăng./.
(TTXVN)