Hiện nay tổng mức sản xuất sữa của Việt Nam mới chỉ đáp ứng 22% nhu cầu trong nước, trong khi đó việc qui hoạch phát triển ngành sữa lại chưa theo kịp với nhu cầu, dẫn đến việc phát triển thiếu đồng bộ và giá sữa nhập khẩu luôn bị đẩy lên cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất trong nước cũng như gây nhiều bức xúc đối với người tiêu dùng.
Tại Hội nghị góp ý kiến Qui hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025, do Bộ Công thương tổ chức chiều ngày 27/11, nhiều ý kiến cho rằng, muốn phát triển ngành bò sữa thì trước tiên phải làm chủ được các vùng nguyên liệu và có nên công nghiệp chế biến hiện đại.
Sản xuất gắn với vùng nguyên liệu?
Theo ông Lưu Văn Tân, Giám đốc phát triển ngành sữa của Công ty FrieslandCampina thì một dự án đặt ra đối với ngành sữa nhất thiết phải có vùng nguyên liệu đi kèm, do vậy cần phải qui hoạch để sản xuất có thể gắn với vùng nguyên liệu.
Đồng quan điểm này, ông Trần Minh Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng cho rằng, việc qui hoạch ngành sữa trong nước, đặc biệt là mặt hàng sữa bột cần nhấn mạnh đến yếu tố nội địa hóa, nên khuyến khích việc sản xuất sữa bột trong nước bằng việc tự chủ vùng nguyên liệu.
“Nên qui hoạch nhà máy sản xuất sữa gắn với vùng nguyên liệu, khi có đầu ra, có động lực sản xuất thì người nông dân sẽ chú trọng phát triển các nguồn nguyên liệu đó.”-ông Văn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, có ý kiến lại tỏ ra chưa đồng tình với việc này bởi nhiều lý do như, ngành chăn nuôi trong nước còn phân tán nhỏ lẻ, qui trình sản xuất đơn giản và đặc biệt là thiếu đất cho việc phát triển các vùng nguyên liệu và thấy lợi thì mạnh ai nấy làm.
“Ở Việt Nam hay có phòng trào bầy đàn, tỉnh nào cũng muốn làm vì muốn có thêm kinh phí, vậy thức ăn lấy ở đâu ra khi đất nuôi trồng ngày càng thu hẹp”, ông Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện công nghiệp thực phẩm Bộ Công thương chia sẻ.
Số liệu của Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Bộ Công thương cũng cho thấy, trên 95% đàn bò nuôi tập trung tại các hộ nông dân, trong khi tốc độ đô thị hóa nhanh khiến vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp và lợi nhuận thu được từ chăn nuôi bò sữa thấp, tiêu chuẩn sữa chưa cao đã dẫn đến năng lực cạnh tranh của sữa nội thấp hơn sữa ngoại.
Trên cơ sở đó, ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương đã đưa ra nhận xét, việc phát triển nhà máy gắn với vùng nguyên liệu ở Việt Nam là rất khó, do Việt Nam không phát triển được các vùng chăn nuôi lớn và không có đất để làm việc đó, đặc biệt là qui hoạch lại lạc hậu hơn nhiều so với thực tiễn.
“Đối với ngành chế biến thực phẩm của ta luôn luôn lạc hậu so với thực tiễn, việc nhìn nhận nhu cầu luôn thấp hơn nhiều và cái nhìn về mức sống của người dân còn hơi bi quan nên qui hoạch không đáp ứng đúng với tiềm năng thực sự của nó.”- ông Dũng nói.
Vẫn cần một nhạc trưởng!
Chất lượng một số loại sữa bột sản xuất trong nước chưa cao, uy tín của người tiêu dùng giảm sút, nhất là sau hàng loạt các vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm như: sữa nhiễm melamine, hàm lượng đạm thấp hơn công bố trên bao bì…đã làm cho người tiêu dùng trong nước chấp nhận mất tiến gấp nhiều lần để tiêu dùng các mặt hàng sữa bột ngoại.
“Chưa nói đến hàm lượng dinh dưỡng trong sữa, chỉ cần pha một ly sữa bột trong nước sản xuất đã thấy có sự khác biệt rõ rệt, bởi sữa lâu tan và vón cục, điều đó cũng khiến các bà mẹ mạnh tay mua sữa ngoại hơn”. - đại diện Viện Vệ sinh an toàn Bộ Y tế nói.
Ngành sữa bao gồm nhiều kênh tham gia, từ chăn nuôi, chế biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng…Tuy nhiên, vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào cho từng khâu một cách rõ ràng, đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn đến việc qui hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn.
Ông Lưu Văn Tân dẫn chứng, Bộ Y tế thì quản vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì qui hoạch đàn bò giống và nguyên liệu, Bộ Công thương thì xuất nhập khẩu và phân phối... Một ngành mà chịu sự quản lý nhiều như vậy thì khi qui hoạch ngành sữa cho các năm tiếp theo khó đạt được sự thống nhất.
“Nhất thiết phải có một nhạc trưởng để không phải vụ này thì tìm Bộ kia giải quyết hoặc hướng dẫn, nên chăng có người đứng đầu chỉ huy tất cả mọi hoạt động và người đó phải là Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ.” - ông Tân đề xuất.
Nhằm đưa ra tiếng nói chung cho việc qui hoạch ngành sữa giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2025, ông Nguyễn Nam Hải, thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng: Ngành sữa tuy chưa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các sản phẩm khác nhưng đem lại giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe nên cần đặt nó cho tương xứng, tuy nhiên, cần đề cao vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh.
“Nhạc trưởng cho ngành sữa là cần thiết và trong việc qui hoạch ngành sữa cũng cần tính đến chương trình sữa học đường nhằm nâng cao dinh dưỡng và trí tuệ cho các thế hệ trẻ Việt Nam, vấn đề này Bộ sẽ đề xuất và xin ý kiến Chính phủ để sớm thực hiện”, thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nói./.
Tại Hội nghị góp ý kiến Qui hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025, do Bộ Công thương tổ chức chiều ngày 27/11, nhiều ý kiến cho rằng, muốn phát triển ngành bò sữa thì trước tiên phải làm chủ được các vùng nguyên liệu và có nên công nghiệp chế biến hiện đại.
Sản xuất gắn với vùng nguyên liệu?
Theo ông Lưu Văn Tân, Giám đốc phát triển ngành sữa của Công ty FrieslandCampina thì một dự án đặt ra đối với ngành sữa nhất thiết phải có vùng nguyên liệu đi kèm, do vậy cần phải qui hoạch để sản xuất có thể gắn với vùng nguyên liệu.
Đồng quan điểm này, ông Trần Minh Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng cho rằng, việc qui hoạch ngành sữa trong nước, đặc biệt là mặt hàng sữa bột cần nhấn mạnh đến yếu tố nội địa hóa, nên khuyến khích việc sản xuất sữa bột trong nước bằng việc tự chủ vùng nguyên liệu.
“Nên qui hoạch nhà máy sản xuất sữa gắn với vùng nguyên liệu, khi có đầu ra, có động lực sản xuất thì người nông dân sẽ chú trọng phát triển các nguồn nguyên liệu đó.”-ông Văn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, có ý kiến lại tỏ ra chưa đồng tình với việc này bởi nhiều lý do như, ngành chăn nuôi trong nước còn phân tán nhỏ lẻ, qui trình sản xuất đơn giản và đặc biệt là thiếu đất cho việc phát triển các vùng nguyên liệu và thấy lợi thì mạnh ai nấy làm.
“Ở Việt Nam hay có phòng trào bầy đàn, tỉnh nào cũng muốn làm vì muốn có thêm kinh phí, vậy thức ăn lấy ở đâu ra khi đất nuôi trồng ngày càng thu hẹp”, ông Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện công nghiệp thực phẩm Bộ Công thương chia sẻ.
Số liệu của Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Bộ Công thương cũng cho thấy, trên 95% đàn bò nuôi tập trung tại các hộ nông dân, trong khi tốc độ đô thị hóa nhanh khiến vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp và lợi nhuận thu được từ chăn nuôi bò sữa thấp, tiêu chuẩn sữa chưa cao đã dẫn đến năng lực cạnh tranh của sữa nội thấp hơn sữa ngoại.
Trên cơ sở đó, ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương đã đưa ra nhận xét, việc phát triển nhà máy gắn với vùng nguyên liệu ở Việt Nam là rất khó, do Việt Nam không phát triển được các vùng chăn nuôi lớn và không có đất để làm việc đó, đặc biệt là qui hoạch lại lạc hậu hơn nhiều so với thực tiễn.
“Đối với ngành chế biến thực phẩm của ta luôn luôn lạc hậu so với thực tiễn, việc nhìn nhận nhu cầu luôn thấp hơn nhiều và cái nhìn về mức sống của người dân còn hơi bi quan nên qui hoạch không đáp ứng đúng với tiềm năng thực sự của nó.”- ông Dũng nói.
Vẫn cần một nhạc trưởng!
Chất lượng một số loại sữa bột sản xuất trong nước chưa cao, uy tín của người tiêu dùng giảm sút, nhất là sau hàng loạt các vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm như: sữa nhiễm melamine, hàm lượng đạm thấp hơn công bố trên bao bì…đã làm cho người tiêu dùng trong nước chấp nhận mất tiến gấp nhiều lần để tiêu dùng các mặt hàng sữa bột ngoại.
“Chưa nói đến hàm lượng dinh dưỡng trong sữa, chỉ cần pha một ly sữa bột trong nước sản xuất đã thấy có sự khác biệt rõ rệt, bởi sữa lâu tan và vón cục, điều đó cũng khiến các bà mẹ mạnh tay mua sữa ngoại hơn”. - đại diện Viện Vệ sinh an toàn Bộ Y tế nói.
Ngành sữa bao gồm nhiều kênh tham gia, từ chăn nuôi, chế biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng…Tuy nhiên, vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào cho từng khâu một cách rõ ràng, đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn đến việc qui hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn.
Ông Lưu Văn Tân dẫn chứng, Bộ Y tế thì quản vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì qui hoạch đàn bò giống và nguyên liệu, Bộ Công thương thì xuất nhập khẩu và phân phối... Một ngành mà chịu sự quản lý nhiều như vậy thì khi qui hoạch ngành sữa cho các năm tiếp theo khó đạt được sự thống nhất.
“Nhất thiết phải có một nhạc trưởng để không phải vụ này thì tìm Bộ kia giải quyết hoặc hướng dẫn, nên chăng có người đứng đầu chỉ huy tất cả mọi hoạt động và người đó phải là Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ.” - ông Tân đề xuất.
Nhằm đưa ra tiếng nói chung cho việc qui hoạch ngành sữa giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2025, ông Nguyễn Nam Hải, thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng: Ngành sữa tuy chưa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các sản phẩm khác nhưng đem lại giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe nên cần đặt nó cho tương xứng, tuy nhiên, cần đề cao vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh.
“Nhạc trưởng cho ngành sữa là cần thiết và trong việc qui hoạch ngành sữa cũng cần tính đến chương trình sữa học đường nhằm nâng cao dinh dưỡng và trí tuệ cho các thế hệ trẻ Việt Nam, vấn đề này Bộ sẽ đề xuất và xin ý kiến Chính phủ để sớm thực hiện”, thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nói./.
Đức Duy (Vietnam+)