Sáng 24/3, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng tỉnh (24/3/1975-24/4/2010).
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Huế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đọc diễn văn ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường lập nên nhiều chiến công vang dội, những hy sinh to lớn của quân và dân trong tỉnh suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong đó, ông nêu bật những thắng lợi vẻ vang ghi vào sổ vàng lịch sử của dân tộc, làm nên cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959); chiến thắng Ba Gia lịch sử tháng 5/1965; chiến thắng Vạn Tường oanh liệt tháng 8/1965...
Đặc biệt, trong chiến dịch mùa xuân năm 1975, từ ngày 8-18/3, tất cả các huyện miền núi và một số xã vùng đồng bằng được giải phóng. Ngay trong đêm 24/3/1975, các lực lượng của Việt Nam được lệnh tiến vào thị xã Quảng Ngãi chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của địch, tỉnh lỵ Quảng Ngãi được giải phóng...
Sau chiến tranh, tỉnh huy động sức người, sức của tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống nhân dân. Từ năm 1985, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh đầu tư xây dựng đại công trình thủy lợi Thạch Nham, đưa nước sông Trà về tưới cho gần 50.000ha đất canh tác ở bảy huyện, thành phố đồng bằng trong tỉnh, làm nền tảng ổn định sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều loại cây trồng.
Từ một tỉnh sản xuất công nghiệp không có gì đáng kể, đến nay tỉnh xây dựng thành công hai khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong với hàng chục doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đặc biệt, khu kinh tế Dung Quất đã thu hút vốn đầu tư trên 10,6 tỷ USD, với 112 dự án được cấp phép đầu tư, vốn đăng ký hơn 125.600 tỷ đồng... Đến nay có 51 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động cho ra sản phẩm.
Chỉ tính riêng trong năm năm (2006-2010) mỗi năm tốc độ tăng trưởng công nghiệp hơn 53% và chiểm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế gần 55,3%. Các hoạt động thương mại, du lịch từng bước phát triển đáng kể. Năm 2009 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 4.258 tỷ đồng, là một trong 10 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách cao của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 14 triệu đồng/người/năm.
Phát huy những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế-xã hội, năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 34-35%, GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 22 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.200 USD); thu ngân sách nhà nước đạt 14.370 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn dưới 15%; tổ chức thực hiện đạt hiệu quả Chương trình 30a của Chính phủ đối với sáu huyện miền núi của tỉnh.
Hàng năm, tỉnh giải quyết và tạo việc làm mới cho hơn 35.000 lao động; mở rộng khu kinh tế Dung Quất theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và triển khai xây dựng cảng nước sâu Dung Quất 2 để thu hút mạnh đầu tư phát triển kinh tế.
Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... phấn đấu đưa tỉnh Quảng Ngãi trở thành một tỉnh giàu mạnh trong khu vực và cả nước, xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh.
Sau buổi lễ, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức diễu binh, diễu hành với 35 khối tượng trưng cho 35 năm bao gồm các đơn vị lực lượng vũ trang, các sở, ngành, nhà máy và 14 huyện, thành phố trong tỉnh./.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Huế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đọc diễn văn ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường lập nên nhiều chiến công vang dội, những hy sinh to lớn của quân và dân trong tỉnh suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong đó, ông nêu bật những thắng lợi vẻ vang ghi vào sổ vàng lịch sử của dân tộc, làm nên cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959); chiến thắng Ba Gia lịch sử tháng 5/1965; chiến thắng Vạn Tường oanh liệt tháng 8/1965...
Đặc biệt, trong chiến dịch mùa xuân năm 1975, từ ngày 8-18/3, tất cả các huyện miền núi và một số xã vùng đồng bằng được giải phóng. Ngay trong đêm 24/3/1975, các lực lượng của Việt Nam được lệnh tiến vào thị xã Quảng Ngãi chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của địch, tỉnh lỵ Quảng Ngãi được giải phóng...
Sau chiến tranh, tỉnh huy động sức người, sức của tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống nhân dân. Từ năm 1985, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh đầu tư xây dựng đại công trình thủy lợi Thạch Nham, đưa nước sông Trà về tưới cho gần 50.000ha đất canh tác ở bảy huyện, thành phố đồng bằng trong tỉnh, làm nền tảng ổn định sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều loại cây trồng.
Từ một tỉnh sản xuất công nghiệp không có gì đáng kể, đến nay tỉnh xây dựng thành công hai khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong với hàng chục doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đặc biệt, khu kinh tế Dung Quất đã thu hút vốn đầu tư trên 10,6 tỷ USD, với 112 dự án được cấp phép đầu tư, vốn đăng ký hơn 125.600 tỷ đồng... Đến nay có 51 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động cho ra sản phẩm.
Chỉ tính riêng trong năm năm (2006-2010) mỗi năm tốc độ tăng trưởng công nghiệp hơn 53% và chiểm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế gần 55,3%. Các hoạt động thương mại, du lịch từng bước phát triển đáng kể. Năm 2009 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 4.258 tỷ đồng, là một trong 10 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách cao của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 14 triệu đồng/người/năm.
Phát huy những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế-xã hội, năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 34-35%, GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 22 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.200 USD); thu ngân sách nhà nước đạt 14.370 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn dưới 15%; tổ chức thực hiện đạt hiệu quả Chương trình 30a của Chính phủ đối với sáu huyện miền núi của tỉnh.
Hàng năm, tỉnh giải quyết và tạo việc làm mới cho hơn 35.000 lao động; mở rộng khu kinh tế Dung Quất theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và triển khai xây dựng cảng nước sâu Dung Quất 2 để thu hút mạnh đầu tư phát triển kinh tế.
Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... phấn đấu đưa tỉnh Quảng Ngãi trở thành một tỉnh giàu mạnh trong khu vực và cả nước, xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh.
Sau buổi lễ, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức diễu binh, diễu hành với 35 khối tượng trưng cho 35 năm bao gồm các đơn vị lực lượng vũ trang, các sở, ngành, nhà máy và 14 huyện, thành phố trong tỉnh./.
Nguyễn Đăng Lâm (Vietnam+)