Năm học mới 2013-2014 đang đến gần, nhưng huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn tình trạng thiếu lớp nên học sinh sẽ phải học nhờ, học tạm nhà dân.
Khi chúng tôi đến điểm trường mầm non Đăk-Rin, thuộc thôn Đăk Kênh, xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), cô trò nơi đây đang cùng phụ huynh sửa soạn lại phòng học chuẩn bị cho năm học mới.
Gọi là phòng học nhưng thực chất đó chỉ là một phần của ngôi nhà mà các gia đình đồng bào thiểu số ở địa phương đang ở, được ngăn ra cho phòng giáo dục Sơn Tây thuê. Phòng học theo kiểu nhà sàn, được che chắn bởi các thân cây tre, nứa đập dập. Ngay giữa phòng học, sàn đã mất đi một số thanh tre, rất nguy hiểm khi các em đi lại.
Cô giáo Đinh Thị Hải, Trường mầm non Đăk-Rin, tâm sự điều kiện học tập của các em ở đây rất thiếu thốn, lớp học không có phải mượn nhà dân nhưng nay cũng rách nát. Không có trường lớp đồng nghĩa với việc thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ việc học cho các em.
Điểm trường ở thôn Tà Dua, xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây cũng là lớp học tạm trong nhà dân. Với mong muốn có được cái chữ, khi đến lớp các em phải ngồi trên tấm bạt được trải trên nền nhà đất ẩm ướt.
Cô giáo Trần Thị Bích Trí, Trường mầm non Sơn Tân chia sẻ: “Lớp học này phòng giáo dục huyện thuê của dân được khoảng 4 năm. Do phòng ở vị trí thấp, vào những ngày trời mưa nền ẩm ướt, phòng đã mua bạt lót phủ lên phía trên nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn lại hỏng, phải thay tấm khác. Điểm chung của các phòng tạm là vào mùa mưa nước tạt, dột khắp nơi nên chúng tôi phải cho các em nghỉ.”
Huyện Sơn Tây hiện có 31 điểm trường phải học nhờ, học tạm; trong đó, có 12 điểm trường phải học trong nhà dân. Toàn huyện có khoảng 6.000 học sinh các cấp nhưng theo thống kê của phòng giáo dục huyện Sơn Tây, còn thiếu khoảng 70 phòng, tương đương với khoảng 1.500 học sinh đang phải học nhờ, học tạm trong năm học này. Đó là chưa kể phòng làm việc, phòng bộ môn khác vẫn chưa có.
Ông Hà Phải, Phó trưởng phòng giáo dục huyện Sơn Tây cho biết để khắc phục tình trạng này, phòng giáo dục đã cho các em học nhờ, học ké những lớp, điểm trường học 1 buổi, đồng thời trích ngân sách với số tiền gần 10 triệu đồng để thuê nhà dân làm lớp học cho các em.
Mặc dù thiếu phòng học trầm trọng nhưng năm học 2012-2013 vừa qua, không có phòng học mới nào thuộc bậc học mầm non ở Sơn Tây được xây thêm.
"Dự kiến từ nay đến năm 2015, Sơn Tây sẽ được đầu tư xây dựng 31 phòng học mới cho bậc mầm non, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Điều đáng nói nữa là vừa qua, trong quá trình di dời số hộ dân vùng bị ngập ở xã Sơn Long của dự án thủy điện Đakđrinh, không hiểu sao lại bỏ quên điểm trường tiểu học của thôn Romanh. Để có chỗ cho khoảng 40 em của điểm trường học, hiện các thầy cô đang rất vất vả tìm địa điểm dựng lớp tạm cho kịp khai giảng năm học này," ông Hà Phải cho biết thêm.
Muốn đảm bảo chất lượng giáo dục phải có điều kiện dạy và học tối thiểu. Vì vậy, cơ quan chức năng các cấp cần tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục để đẩy mạnh xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu thiết yếu cho giáo viên, học sinh nơi đây./.
Khi chúng tôi đến điểm trường mầm non Đăk-Rin, thuộc thôn Đăk Kênh, xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), cô trò nơi đây đang cùng phụ huynh sửa soạn lại phòng học chuẩn bị cho năm học mới.
Gọi là phòng học nhưng thực chất đó chỉ là một phần của ngôi nhà mà các gia đình đồng bào thiểu số ở địa phương đang ở, được ngăn ra cho phòng giáo dục Sơn Tây thuê. Phòng học theo kiểu nhà sàn, được che chắn bởi các thân cây tre, nứa đập dập. Ngay giữa phòng học, sàn đã mất đi một số thanh tre, rất nguy hiểm khi các em đi lại.
Cô giáo Đinh Thị Hải, Trường mầm non Đăk-Rin, tâm sự điều kiện học tập của các em ở đây rất thiếu thốn, lớp học không có phải mượn nhà dân nhưng nay cũng rách nát. Không có trường lớp đồng nghĩa với việc thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ việc học cho các em.
Điểm trường ở thôn Tà Dua, xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây cũng là lớp học tạm trong nhà dân. Với mong muốn có được cái chữ, khi đến lớp các em phải ngồi trên tấm bạt được trải trên nền nhà đất ẩm ướt.
Cô giáo Trần Thị Bích Trí, Trường mầm non Sơn Tân chia sẻ: “Lớp học này phòng giáo dục huyện thuê của dân được khoảng 4 năm. Do phòng ở vị trí thấp, vào những ngày trời mưa nền ẩm ướt, phòng đã mua bạt lót phủ lên phía trên nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn lại hỏng, phải thay tấm khác. Điểm chung của các phòng tạm là vào mùa mưa nước tạt, dột khắp nơi nên chúng tôi phải cho các em nghỉ.”
Huyện Sơn Tây hiện có 31 điểm trường phải học nhờ, học tạm; trong đó, có 12 điểm trường phải học trong nhà dân. Toàn huyện có khoảng 6.000 học sinh các cấp nhưng theo thống kê của phòng giáo dục huyện Sơn Tây, còn thiếu khoảng 70 phòng, tương đương với khoảng 1.500 học sinh đang phải học nhờ, học tạm trong năm học này. Đó là chưa kể phòng làm việc, phòng bộ môn khác vẫn chưa có.
Ông Hà Phải, Phó trưởng phòng giáo dục huyện Sơn Tây cho biết để khắc phục tình trạng này, phòng giáo dục đã cho các em học nhờ, học ké những lớp, điểm trường học 1 buổi, đồng thời trích ngân sách với số tiền gần 10 triệu đồng để thuê nhà dân làm lớp học cho các em.
Mặc dù thiếu phòng học trầm trọng nhưng năm học 2012-2013 vừa qua, không có phòng học mới nào thuộc bậc học mầm non ở Sơn Tây được xây thêm.
"Dự kiến từ nay đến năm 2015, Sơn Tây sẽ được đầu tư xây dựng 31 phòng học mới cho bậc mầm non, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Điều đáng nói nữa là vừa qua, trong quá trình di dời số hộ dân vùng bị ngập ở xã Sơn Long của dự án thủy điện Đakđrinh, không hiểu sao lại bỏ quên điểm trường tiểu học của thôn Romanh. Để có chỗ cho khoảng 40 em của điểm trường học, hiện các thầy cô đang rất vất vả tìm địa điểm dựng lớp tạm cho kịp khai giảng năm học này," ông Hà Phải cho biết thêm.
Muốn đảm bảo chất lượng giáo dục phải có điều kiện dạy và học tối thiểu. Vì vậy, cơ quan chức năng các cấp cần tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục để đẩy mạnh xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu thiết yếu cho giáo viên, học sinh nơi đây./.
Đinh Thị Hương (TTXVN)