Sau hơn ba tháng thành lập đi vào hoạt động (từ 11/8/2011), Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã nhận được sự đóng góp, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân trong và ngoài tỉnh với số tiền trên 4 tỷ đồng.
Trong đó, một số doanh nghiệp đóng góp đáng kể như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Chi nhánh Quảng Ngãi) 1 tỷ đồng, Tập đoàn Cao su Việt Nam 1 tỷ đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hiệu Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương Thành phố Hồ Chí Minh 500 triệu đồng...
Dự kiến trong tháng này, Quảng Ngãi sẽ tổ chức Đêm giao lưu với chủ đề “Bám biển quê hương” để tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp và người lao động đã tích cực tham gia ủng hộ Quỹ; đồng thời tiếp tục vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đóng góp vào Quỹ hỗ trợ ngư dân, đồng hành với ngư dân Quảng Ngãi bám biển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi được tổ chức và hoạt động nhằm hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi bị thiệt hại do thiên tai gây ra, hoặc bị nạn khi đang khai thác thủy sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác, nhằm sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.
Hiện nay tại năm huyện ven biển và huyện hải đảo Lý Sơn có số lượng tàu cá đã đăng ký trên 5.650 chiếc với tổng công suất gần 480.000 mã lực.
Trong đó, tàu có công suất lớn từ 90 mã lực đến 500 mã lực có hơn 1.700 tàu cá chuyên khai thác thủy sản ở các vùng biển truyền thống của Việt Nam như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa...
Thực hiện Quyết định 459/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm hỗ trợ toàn bộ kinh phí lắp đặt máy thu trực canh trên tàu khai thác thủy sản cho ngư dân (SSB), đến nay Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Trà Vinh đã hoàn thành việc lặp đặt máy thu trực canh cho 500 tàu cá của ngư dân trong tỉnh, với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.
Hầu hết ngư dân được hỗ trợ miễn phí lắp đặt máy thu trực canh là các chủ tàu cá thuộc diện hộ nghèo (căn cứ theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); các chủ tàu cá có tàu chìm, hư hỏng nặng do thiên tai hoặc bị tai nạn khác, nay khôi phục lại sản xuất.
Máy thu trực canh là loại máy tự động tiếp nhận thông tin thời tiết từ các đài duyên hải trên bờ trên sóng đơn biên (SSB, tần số 7906 kHz), và thu thông thường các sóng AM, FM của radio.
Hệ thống máy thu trực canh còn tiếp nhận được thông tin dự báo ngư trường, thông tin an toàn hàng hải, đặc biệt là thông tin tìm kiếm cứu nạn trên biển,…giúp ngư dân an tâm bám biển khai thác hải sản.
Thời gian qua , ngành thủy sản còn kết hợp chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh vận động ngư dân thành lập được 39 tổ hợp tác khai thác hải sản, với trên 150 chủ tàu cá tham gia.
Các tổ hợp tác khai thác hải sản đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc cứu hộ, tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất trên biển.
Nhờ đó, các chủ tàu, các thuyền trưởng an tâm hơn trong việc vươn khơi, bám biển để sản xuất, giải quyết được một số bất cập trong nghề khai thác hải sản trên biển như tránh được giành giật lao động giữa các tàu thuyền với nhau, cùng nhau hỗ trợ khi có sự cố, như lai dắt, tìm kiếm phương tiện và ngư cụ đánh bắt khi bị mất, cung cấp trao đổi thông tin về ngư trường nguồn lợi, thông tin cho nhau về thị trường giá, tránh tư thương ép giá.
Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất của các thành viên tổ hợp tác khai thác hải sản đều được nâng cao, tăng thêm thu nhập của người lao động trên biển, đồng thời góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc./.
Trong đó, một số doanh nghiệp đóng góp đáng kể như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Chi nhánh Quảng Ngãi) 1 tỷ đồng, Tập đoàn Cao su Việt Nam 1 tỷ đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hiệu Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương Thành phố Hồ Chí Minh 500 triệu đồng...
Dự kiến trong tháng này, Quảng Ngãi sẽ tổ chức Đêm giao lưu với chủ đề “Bám biển quê hương” để tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp và người lao động đã tích cực tham gia ủng hộ Quỹ; đồng thời tiếp tục vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đóng góp vào Quỹ hỗ trợ ngư dân, đồng hành với ngư dân Quảng Ngãi bám biển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi được tổ chức và hoạt động nhằm hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi bị thiệt hại do thiên tai gây ra, hoặc bị nạn khi đang khai thác thủy sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác, nhằm sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.
Hiện nay tại năm huyện ven biển và huyện hải đảo Lý Sơn có số lượng tàu cá đã đăng ký trên 5.650 chiếc với tổng công suất gần 480.000 mã lực.
Trong đó, tàu có công suất lớn từ 90 mã lực đến 500 mã lực có hơn 1.700 tàu cá chuyên khai thác thủy sản ở các vùng biển truyền thống của Việt Nam như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa...
Thực hiện Quyết định 459/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm hỗ trợ toàn bộ kinh phí lắp đặt máy thu trực canh trên tàu khai thác thủy sản cho ngư dân (SSB), đến nay Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Trà Vinh đã hoàn thành việc lặp đặt máy thu trực canh cho 500 tàu cá của ngư dân trong tỉnh, với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.
Hầu hết ngư dân được hỗ trợ miễn phí lắp đặt máy thu trực canh là các chủ tàu cá thuộc diện hộ nghèo (căn cứ theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); các chủ tàu cá có tàu chìm, hư hỏng nặng do thiên tai hoặc bị tai nạn khác, nay khôi phục lại sản xuất.
Máy thu trực canh là loại máy tự động tiếp nhận thông tin thời tiết từ các đài duyên hải trên bờ trên sóng đơn biên (SSB, tần số 7906 kHz), và thu thông thường các sóng AM, FM của radio.
Hệ thống máy thu trực canh còn tiếp nhận được thông tin dự báo ngư trường, thông tin an toàn hàng hải, đặc biệt là thông tin tìm kiếm cứu nạn trên biển,…giúp ngư dân an tâm bám biển khai thác hải sản.
Thời gian qua , ngành thủy sản còn kết hợp chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh vận động ngư dân thành lập được 39 tổ hợp tác khai thác hải sản, với trên 150 chủ tàu cá tham gia.
Các tổ hợp tác khai thác hải sản đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc cứu hộ, tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất trên biển.
Nhờ đó, các chủ tàu, các thuyền trưởng an tâm hơn trong việc vươn khơi, bám biển để sản xuất, giải quyết được một số bất cập trong nghề khai thác hải sản trên biển như tránh được giành giật lao động giữa các tàu thuyền với nhau, cùng nhau hỗ trợ khi có sự cố, như lai dắt, tìm kiếm phương tiện và ngư cụ đánh bắt khi bị mất, cung cấp trao đổi thông tin về ngư trường nguồn lợi, thông tin cho nhau về thị trường giá, tránh tư thương ép giá.
Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất của các thành viên tổ hợp tác khai thác hải sản đều được nâng cao, tăng thêm thu nhập của người lao động trên biển, đồng thời góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc./.
Đăng Lâm-Phúc Sơn (TTXVN/Vietnam+)