Để đảm bảo việc cung cấp thông tin tại các trạm quan trắc động đất, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa giao nhiệm vụ cho Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ Viện Vật lý địa cầu một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc thiết lập đường truyền Internet cho các trạm quan trắc động đất tại khu vực Bắc Trà My và vùng lân cận.
Theo ông Hồ Quang Bửu, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam, ngay từ giữa tháng 11, Viện Vật lý địa cầu chính thức hoàn thành việc lắp đặt 5 trạm quan trắc động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Tuy nhiên, qua thực tế chỉ có 1 trạm đo động đất tại đập chính thủy điện Sông Tranh 2 ghi nhận kết quả, kết nối và truyền tín hiệu về Viện Vật lý địa cầu tổng hợp thông tin khi có rung chấn mạnh xảy ra trên địa bàn.
Các trạm quan trắc còn lại được lắp đặt tại các xã Trà Nú, Trà Bui (huyện Bắc Trà My), Trà Mai (huyện Nam Trà My) và Tiên Lãnh (huyện Tiên Phước) không ghi nhận được tín hiệu, nên khi có động đất xảy ra phải dùng thiết bị kết nối Internet không dây hoặc biện pháp chép số liệu thủ công (do một số xã vẫn chưa có sóng điện thoại). Điều này đã gây khó khăn cho việc quan trắc, cũng như nghiên cứu các trận động đất xảy ra trên địa bàn.
Vì vậy, trong tuần tới đơn vị sẽ trực tiếp làm việc với đại diện của Viện Vật lý địa cầu để thông qua kế hoạch thiết lập đường truyền Internet cho các trạm quan trắc động đất một cách cụ thể. Chi phí thiết lập đường truyền Internet do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam hỗ trợ./.
Theo ông Hồ Quang Bửu, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam, ngay từ giữa tháng 11, Viện Vật lý địa cầu chính thức hoàn thành việc lắp đặt 5 trạm quan trắc động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Tuy nhiên, qua thực tế chỉ có 1 trạm đo động đất tại đập chính thủy điện Sông Tranh 2 ghi nhận kết quả, kết nối và truyền tín hiệu về Viện Vật lý địa cầu tổng hợp thông tin khi có rung chấn mạnh xảy ra trên địa bàn.
Các trạm quan trắc còn lại được lắp đặt tại các xã Trà Nú, Trà Bui (huyện Bắc Trà My), Trà Mai (huyện Nam Trà My) và Tiên Lãnh (huyện Tiên Phước) không ghi nhận được tín hiệu, nên khi có động đất xảy ra phải dùng thiết bị kết nối Internet không dây hoặc biện pháp chép số liệu thủ công (do một số xã vẫn chưa có sóng điện thoại). Điều này đã gây khó khăn cho việc quan trắc, cũng như nghiên cứu các trận động đất xảy ra trên địa bàn.
Vì vậy, trong tuần tới đơn vị sẽ trực tiếp làm việc với đại diện của Viện Vật lý địa cầu để thông qua kế hoạch thiết lập đường truyền Internet cho các trạm quan trắc động đất một cách cụ thể. Chi phí thiết lập đường truyền Internet do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam hỗ trợ./.
H.Chung (TTXVN)