Theo đánh giá của lực lượng Cảnh sát Môi trường tỉnh Quảng Nam tổ chức kiểm tra gần đây, trong tổng số 22 bệnh viện trên địa bàn tỉnh chỉ có năm đơn vị đã thực hiện việc lập bảng, có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đủ khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Còn lại 17 đơn vị, phần lớn chỉ xử lý bằng hầm rút rồi thải trực tiếp ra các khu vực xung quanh bệnh viện.
Về công tác phân loại, xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại, theo đánh giá của phòng Cảnh sát Môi trường, nhìn chung các bệnh viện có quan tâm nhưng chưa đúng mức, dẫn đến việc phân loại, xử lý rác thải y tế còn lẫn lộn với rác thải sinh hoạt.
Phần lớn các bệnh viện không có nhà lưu giữ chất thải y tế nên sau khi thu gom, rác thải được tập kết trên các sân bãi ngoài trời làm phát tán mùi hôi cũng như vi khuẩn gây bệnh.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam chỉ có duy nhất một lò đốt rác thải y tế nguy hại tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Hàng ngày lò đốt này tiêu hủy từ 250-300kg rác thải, trong khi công suất tối đa cho phép lò đốt này hoạt động chỉ từ 150-200kg rác trong một ngày đêm.
Theo Thượng tá Huỳnh Sông Thu, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh, “nhiều bệnh viện do thiếu kinh phí nên không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo quy định mà thải trực tiếp ra sông hoặc cho thấm xuống đất, điều này sẽ tác hại về lâu dài đối với môi trường và sức khỏe của con người.”
Qua công tác kiểm tra đã lộ ra những bất cập, yếu kém trong việc xử lý rác thải y tế. Trong khi đó, các nhà quản lý cho rằng các bệnh viện đang ở trong vòng luẩn quẩn, bởi các bệnh viện đều nhìn thấy trách nhiệm của mình trong việc chưa khắc phục được tình trạng xử lý rác thải y tế.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan nên đành làm ngơ và hậu quả của việc không xử lý đến nơi đến chốn này là người dân phải chịu sống trong môi trường sinh hoạt bị ô nhiễm nặng./.
Còn lại 17 đơn vị, phần lớn chỉ xử lý bằng hầm rút rồi thải trực tiếp ra các khu vực xung quanh bệnh viện.
Về công tác phân loại, xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại, theo đánh giá của phòng Cảnh sát Môi trường, nhìn chung các bệnh viện có quan tâm nhưng chưa đúng mức, dẫn đến việc phân loại, xử lý rác thải y tế còn lẫn lộn với rác thải sinh hoạt.
Phần lớn các bệnh viện không có nhà lưu giữ chất thải y tế nên sau khi thu gom, rác thải được tập kết trên các sân bãi ngoài trời làm phát tán mùi hôi cũng như vi khuẩn gây bệnh.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam chỉ có duy nhất một lò đốt rác thải y tế nguy hại tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Hàng ngày lò đốt này tiêu hủy từ 250-300kg rác thải, trong khi công suất tối đa cho phép lò đốt này hoạt động chỉ từ 150-200kg rác trong một ngày đêm.
Theo Thượng tá Huỳnh Sông Thu, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh, “nhiều bệnh viện do thiếu kinh phí nên không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo quy định mà thải trực tiếp ra sông hoặc cho thấm xuống đất, điều này sẽ tác hại về lâu dài đối với môi trường và sức khỏe của con người.”
Qua công tác kiểm tra đã lộ ra những bất cập, yếu kém trong việc xử lý rác thải y tế. Trong khi đó, các nhà quản lý cho rằng các bệnh viện đang ở trong vòng luẩn quẩn, bởi các bệnh viện đều nhìn thấy trách nhiệm của mình trong việc chưa khắc phục được tình trạng xử lý rác thải y tế.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan nên đành làm ngơ và hậu quả của việc không xử lý đến nơi đến chốn này là người dân phải chịu sống trong môi trường sinh hoạt bị ô nhiễm nặng./.
Trần Tĩnh (TTXVN/Vietnam+)