Cơn lũ lịch sử qua đi chưa đầy một tuần, người dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình lại chống chọi với cơn lũ thứ hai. Hàng trăm ngôi nhà chưa kịp dựng lại, đổ nát và tan hoang sau lũ.
Tan hoang sau lũ chồng lũ
Trong cơn mưa dầm dề, những chuyến xe của đoàn cứu trợ về với vùng rốn lũ Tân Hóa. Dọc đường vào xã, những ngôi nhà đỗ nát và bị lũ cuốn trôi vẫn nằm vắt vẻo bên đường.
Ông Đinh Hồng Hộ - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Minh Hóa cho biết có lẽ sau 5 năm nữa xã Tân Hóa mới có thể trở lại như trước lũ. Toàn xã trước lũ còn 4 đến 5% hộ nghèo nhưng nay thì nghèo 100%. Trận lũ vừa qua gấp đôi trận lũ năm 1944. Hiện nay, Tân Hóa không còn chợ, trường học chưa thể hoạt động, nhà cửa của dân thì chẳng còn thứ gì giá trị nữa.
Trong đợt lũ vừa qua, xã Tân Hóa ước tính bị thiệt hại hơn 30 tỷ đồng.
Theo thống kê cả hai cơn lũ vừa qua, toàn xã có 621 hộ với 3000 khẩu bị ngập; trên 8.000 gia súc, gia cầm bị chết; 145ha hoa màu bị ngập và mất trắng; hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm dự trữ của người dân bị lũ cuốn trôi.
Trong khi người dân đang chuẩn dọn dẹp đống đổ nát mà cơn lũ lịch sử để lại thì trận lũ thứ hai lại về khiến hơn 105 hộ trong xã bị ngập, có nhiều hộ dân bị ngập 2-3m khiến công tác khắc phục hậu quả đã khó lại càng khó hơn.
Ông Đinh Xuân Minh, người dân thôn Yên Thọ, xã Tân Hóa cho biết cả nhà ông giờ chẳng còn thứ gì giá trị nữa. Quần áo, nồi niêu, ngô lúa đều đã mất sạch trong cơn lũ. Ngay cả hai con bò để dùng làm sức kéo cho vụ mùa tới cũng không còn. Cả nhà có 5 người nay phải sống nhờ vào hàng cứu trợ.
Tân Hóa càng tan hoang hơn khi nhiều nhà vẫn trong cảnh "màn trời chiếu đất." Hàng trăm ngôi nhà vẫn chưa dựng lại được và người dân chỉ còn cách dựng tạm mấy lán gỗ để che mưa.
Người dân Tân Hóa vừa qua được mùa ngô nhưng chưa kịp mừng thì thiên nhiên cũng lấy đi mất.
Sẽ thiếu đói trong 9 tháng tới
Đoàn cứu trợ về đến xã Tân Hóa, cơn mưa vẫn chưa dứt, hàng chục người dân đang tập trung để nhận hàng cứu trợ, người ôm, người gồng, người gánh để đưa về nguồn thức ăn cho gia đình.
Ông Cao Quý Ninh - Phó Chủ tịch xã Tân Hóa cho biết hiện nước trong hai cơn lũ đã rút nhưng thiệt hại về tài sản của người dân thì không gì bù đắp được. Đến nay, người dân đã không còn cảnh thiếu đói nữa nhưng đó mới chỉ là tạm thời, còn trong 9 tháng tới người dân sẽ thiếu đói.
Đã hơn 10 ngày qua, hơn 100 cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 đã đến tận các hộ gia đình để giúp người dân dọn dẹp sau bão và tổ chức công tác cứu trợ cho người dân.
Cũng trong ngày 18/10, đoàn cán bộ của Quân khu IV đã về cứu trợ người dân vùng Tân Hóa. Hiện nay, các chuyến hàng của Sư đoàn 968 và Ủy ban Nhân dân huyện đã chuyển về bằng thuyền cho các hộ dân bị chia cắt.
Trong khi vụ mùa sắp tới, người dân chỉ mong được sự giúp đỡ của Nhà nước mới có thể sớm ổn định lại. Trước mắt, Ủy ban Nhân dân xã Tân Hóa đang đề nghị xin hỗ trợ giống ngô nếp để người dân có thể làm vụ mùa, còn trước mắt xã cũng xin cấp rau lang để trồng với mục đích lấy ngắn nuôi dài, giúp các hộ gia đình ổn định cuôc sống.
Ước tính sau hơn một năm nữa người dân mới có thể tự túc được lương thực.
Riêng đối với trường học, đợt lũ vừa qua đã làm 16 trường học của 3 cấp bị ngập và hư hỏng nặng. Hiện nay, công tác khắc phục vẫn đang được tiến hành, khoảng giữa tuần sau học sinh mới đi học trở lại./.
Tan hoang sau lũ chồng lũ
Trong cơn mưa dầm dề, những chuyến xe của đoàn cứu trợ về với vùng rốn lũ Tân Hóa. Dọc đường vào xã, những ngôi nhà đỗ nát và bị lũ cuốn trôi vẫn nằm vắt vẻo bên đường.
Ông Đinh Hồng Hộ - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Minh Hóa cho biết có lẽ sau 5 năm nữa xã Tân Hóa mới có thể trở lại như trước lũ. Toàn xã trước lũ còn 4 đến 5% hộ nghèo nhưng nay thì nghèo 100%. Trận lũ vừa qua gấp đôi trận lũ năm 1944. Hiện nay, Tân Hóa không còn chợ, trường học chưa thể hoạt động, nhà cửa của dân thì chẳng còn thứ gì giá trị nữa.
Trong đợt lũ vừa qua, xã Tân Hóa ước tính bị thiệt hại hơn 30 tỷ đồng.
Theo thống kê cả hai cơn lũ vừa qua, toàn xã có 621 hộ với 3000 khẩu bị ngập; trên 8.000 gia súc, gia cầm bị chết; 145ha hoa màu bị ngập và mất trắng; hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm dự trữ của người dân bị lũ cuốn trôi.
Trong khi người dân đang chuẩn dọn dẹp đống đổ nát mà cơn lũ lịch sử để lại thì trận lũ thứ hai lại về khiến hơn 105 hộ trong xã bị ngập, có nhiều hộ dân bị ngập 2-3m khiến công tác khắc phục hậu quả đã khó lại càng khó hơn.
Ông Đinh Xuân Minh, người dân thôn Yên Thọ, xã Tân Hóa cho biết cả nhà ông giờ chẳng còn thứ gì giá trị nữa. Quần áo, nồi niêu, ngô lúa đều đã mất sạch trong cơn lũ. Ngay cả hai con bò để dùng làm sức kéo cho vụ mùa tới cũng không còn. Cả nhà có 5 người nay phải sống nhờ vào hàng cứu trợ.
Tân Hóa càng tan hoang hơn khi nhiều nhà vẫn trong cảnh "màn trời chiếu đất." Hàng trăm ngôi nhà vẫn chưa dựng lại được và người dân chỉ còn cách dựng tạm mấy lán gỗ để che mưa.
Người dân Tân Hóa vừa qua được mùa ngô nhưng chưa kịp mừng thì thiên nhiên cũng lấy đi mất.
Sẽ thiếu đói trong 9 tháng tới
Đoàn cứu trợ về đến xã Tân Hóa, cơn mưa vẫn chưa dứt, hàng chục người dân đang tập trung để nhận hàng cứu trợ, người ôm, người gồng, người gánh để đưa về nguồn thức ăn cho gia đình.
Ông Cao Quý Ninh - Phó Chủ tịch xã Tân Hóa cho biết hiện nước trong hai cơn lũ đã rút nhưng thiệt hại về tài sản của người dân thì không gì bù đắp được. Đến nay, người dân đã không còn cảnh thiếu đói nữa nhưng đó mới chỉ là tạm thời, còn trong 9 tháng tới người dân sẽ thiếu đói.
Đã hơn 10 ngày qua, hơn 100 cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 đã đến tận các hộ gia đình để giúp người dân dọn dẹp sau bão và tổ chức công tác cứu trợ cho người dân.
Cũng trong ngày 18/10, đoàn cán bộ của Quân khu IV đã về cứu trợ người dân vùng Tân Hóa. Hiện nay, các chuyến hàng của Sư đoàn 968 và Ủy ban Nhân dân huyện đã chuyển về bằng thuyền cho các hộ dân bị chia cắt.
Trong khi vụ mùa sắp tới, người dân chỉ mong được sự giúp đỡ của Nhà nước mới có thể sớm ổn định lại. Trước mắt, Ủy ban Nhân dân xã Tân Hóa đang đề nghị xin hỗ trợ giống ngô nếp để người dân có thể làm vụ mùa, còn trước mắt xã cũng xin cấp rau lang để trồng với mục đích lấy ngắn nuôi dài, giúp các hộ gia đình ổn định cuôc sống.
Ước tính sau hơn một năm nữa người dân mới có thể tự túc được lương thực.
Riêng đối với trường học, đợt lũ vừa qua đã làm 16 trường học của 3 cấp bị ngập và hư hỏng nặng. Hiện nay, công tác khắc phục vẫn đang được tiến hành, khoảng giữa tuần sau học sinh mới đi học trở lại./.
Nguyễn Đức Thọ (Vietnam+)