Theo ông Nguyễn Đức Phường, Tổng Thư ký Hội Thiên văn-Vũ trụ Việt Nam, người yêu thiên văn học có thể quan sát trận mưa sao băng Orionids (còn gọi là Tráng Sỹ) từ ngày 20 đến 25/10, nhưng thời điểm tốt nhất để quan sát trận mưa sao băng này là vào đêm 20 rạng sáng 21/10.
Đây là trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm có tâm điểm là chòm sao Orion, số sao băng ở thời điểm cực đại dự đoán khoảng 20-30 vệt/giờ.
Ông Nguyễn Đức Phường giải thích để quan sát trận mưa sao băng này, bắt đầu khoảng 1 giờ sáng 21/10, người yêu thiên văn học cần nhìn về phía chòm sao Orion ở hướng Đông - tâm điểm của trận mưa sao băng, nhìn bao quát không gian, không nên tập trung vào một khu vực cố định.
Tại thời điểm này, Mặt Trăng đã lặn xuống đường chân trời, tạo điều kiện thuận lợi để quan sát sao băng.
Một số câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có kế hoạch tổ chức quan sát sự kiện này nếu điều kiện thời tiết cho phép. Song để quan sát tốt nhất trận mưa sao băng Orionids, người yêu thiên văn nên tìm đến những vùng ngoại ô, tránh xa ánh sáng đèn điện, khu đô thị và quan sát mưa sao băng bằng mắt thường.
Mưa sao băng là hiện tượng có hàng nghìn hay thậm chí hàng vạn thiên thạch nhỏ lần lượt lao vào khí quyển Trái Đất, sau đó cháy sáng khi Trái Đất đi tới vùng quỹ đạo có các đám thiên thạch.
Các đám thiên thạch này thường là hậu quả để lại của các sao chổi khi chúng đi qua quỹ đạo Trái Đất. Hàng năm, có khoảng 10 trận mưa sao băng lớn, nhỏ khác nhau diễn ra trong khí quyển của Trái Đất./.
Đây là trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm có tâm điểm là chòm sao Orion, số sao băng ở thời điểm cực đại dự đoán khoảng 20-30 vệt/giờ.
Ông Nguyễn Đức Phường giải thích để quan sát trận mưa sao băng này, bắt đầu khoảng 1 giờ sáng 21/10, người yêu thiên văn học cần nhìn về phía chòm sao Orion ở hướng Đông - tâm điểm của trận mưa sao băng, nhìn bao quát không gian, không nên tập trung vào một khu vực cố định.
Tại thời điểm này, Mặt Trăng đã lặn xuống đường chân trời, tạo điều kiện thuận lợi để quan sát sao băng.
Một số câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có kế hoạch tổ chức quan sát sự kiện này nếu điều kiện thời tiết cho phép. Song để quan sát tốt nhất trận mưa sao băng Orionids, người yêu thiên văn nên tìm đến những vùng ngoại ô, tránh xa ánh sáng đèn điện, khu đô thị và quan sát mưa sao băng bằng mắt thường.
Mưa sao băng là hiện tượng có hàng nghìn hay thậm chí hàng vạn thiên thạch nhỏ lần lượt lao vào khí quyển Trái Đất, sau đó cháy sáng khi Trái Đất đi tới vùng quỹ đạo có các đám thiên thạch.
Các đám thiên thạch này thường là hậu quả để lại của các sao chổi khi chúng đi qua quỹ đạo Trái Đất. Hàng năm, có khoảng 10 trận mưa sao băng lớn, nhỏ khác nhau diễn ra trong khí quyển của Trái Đất./.
Thu Phương (TTXVN)