Từ sáng sớm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan đã tỉnh dậy lục tục chất đồ đạc là mấy chiếc ghế nhựa, nước ngọt, phích nước nóng… lên xe rồi tiến tới địa điểm “tập kết” trước cổng Đại học Công đoàn (Hà Nội).
Chị Lan vốn bán trà đá ở Cầu Bươu (Thanh Trì) nên để có địa điểm bán hàng ở Đại học Công đoàn trong hai ngày thi này, Lan đã phải “đàm phán” xin ngồi ghé ở vườn cây trước cổng trường và trả phí.
Theo lời chị, năm ngoái, khi mới bắt đầu “khởi nghiệp” trà đá, chị đã “lớ ngớ” cứ tưởng “vỉa hè là của chung” nên ra ngồi tùy tiện trước cổng trường trong những ngày thi oi bức, lập tức chị bị các chủ quán trà đá khác “nhắc nhở.” Rút kinh nghiệm, năm nay chị đã “có nhời” trước hàng tuần và đến ngày thi thì cứ việc dọn đồ đến bán.
Công việc bán trà đá bình thường không quá bận rộn, nhưng vào những ngày thi này, anh Thành chồng chị đã phải nghỉ làm xe ôm để ra phụ vợ. “Cả năm có vài ngày thi, cũng phải tranh thủ thôi chú ạ,” anh Thành rít một điếu thuốc lào, cười nói.
Anh còn bảo, cạnh nhà anh cũng có người bán trà đá. Đến mùa thi, tất cả đều kéo nhau đến khu vực các trường đại học. Năm nay anh đã “đăng cai” ở trường Công đoàn, nên anh hàng xóm đã chọn khu vực Đại học Thủy lợi để bán trà đá, phục vụ “thượng đế.”
Nếu như ở khu vực Cầu Bươu, chị Lan bán 2.000 đồng/cốc trà đá [giá trung bình ở các quán trà trên phố là 3.000 đồng/cốc – PV], thì vào những ngày này, giá được đẩy lên thành 4.000 đồng - 5.000 đồng/cốc.
Chị bảo, năm ngoái khi bán ở cổng trường Đại học Kiến trúc, với những người không uống nước mà vẫn muốn… có ghế ngồi thì chị sẽ có riêng một dịch vụ “cho thuê ghế” với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/chiếc, tùy thuộc thời gian khách ngồi lâu hay chóng.
Tuy nhiên, ở khu vực Đại học Công đoàn này, người bán trà đá đông quá mà vườn cây cũng khá rộng rãi, nên việc cho thuê ghế không áp dụng được. Bởi thế, chị chỉ mua vài chục chiếc quạt giấy để bán với giá từ 7.000 đồng - 10.000 đồng/chiếc cho khách.
Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, không phải nơi nào các quán trà đá cũng được “bán thoải mái.” Tại nhiều điểm thi trên trục đường Nguyễn Trãi, lực lượng công an vào cuộc khá quyết liệt nên các quán trà đá phải lui vào trong ngõ để bán hàng.
Trước sự gắt gao trên, một số chủ quán dùng những thùng xốp đựng những chai nước suối, nước ngọt ướp đá để bán cho khách. Mỗi khi lực lượng công an đi qua, họ lại bỏ nước vào thùng để “né.”
Tuy nhiên, cho dù ở trong ngõ hay vỉa hè, thì việc “chém đẹp” vẫn diễn ra.
Tại điểm thi Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, anh Trần Văn Tính-một phụ huynh đang ngồi đợi con thi, bảo rằng mình đã phải bỏ ra 14.000 đồng để uống một cốc nước mía.
Anh kể rằng, quê ở Chương Mỹ (Hà Nội), bởi vậy hai bố con đã phải dậy từ sớm để đi thi cho kịp giờ. Và khi cậu con trai đầu lòng đang miệt mài làm bài, thì ông bố trẻ đành giết thời gian bằng việc mua tờ báo, ngồi quán nước đọc.
“Mới chỉ hôm qua, khi tôi đưa cháu đi nhận phòng thi, có uống nước mía thì giá chỉ 8.000 đồng/cốc. Đến hôm nay đã thấy người ta tăng giá đến chóng cả mặt, cốc nước thì toàn đá, nhạt thếch…” anh Tính càu nhàu.
Anh cũng cho biết thêm, do nhà ở xa nên buổi trưa hôm nay, anh sẽ không thể đưa con về nghỉ ngơi được. Hôm qua, sau khi đưa con đi nhận phòng thi, hai bố con đã tìm quanh trường xem có nhà nghỉ nào cho thuê theo giờ không, nhưng các phòng đã kín lịch. Một số khách sạn thì giá lại quá “chát” so với thu nhập của nông dân nên anh không thể đưa con vào nghỉ.
Do đó, anh Tính và cậu con trai bàn cách đi ăn ở một quán càphê nào đó có điều hòa, sau đó sẽ ngồi tại chỗ để ôn bài cho buổi thi chiều. “Không ngả lưng được, chắc cháu nó cũng mệt, nhưng có còn hơn không. Tôi chỉ sợ đến khi hai bố con tìm đến quán càphê như dự định lại không còn chỗ mà ngồi ăn thì chỉ có cách ăn xong rồi đưa cháu đến chỗ bóng cây để đợi giờ thi,” anh Tính nói./.
Chị Lan vốn bán trà đá ở Cầu Bươu (Thanh Trì) nên để có địa điểm bán hàng ở Đại học Công đoàn trong hai ngày thi này, Lan đã phải “đàm phán” xin ngồi ghé ở vườn cây trước cổng trường và trả phí.
Theo lời chị, năm ngoái, khi mới bắt đầu “khởi nghiệp” trà đá, chị đã “lớ ngớ” cứ tưởng “vỉa hè là của chung” nên ra ngồi tùy tiện trước cổng trường trong những ngày thi oi bức, lập tức chị bị các chủ quán trà đá khác “nhắc nhở.” Rút kinh nghiệm, năm nay chị đã “có nhời” trước hàng tuần và đến ngày thi thì cứ việc dọn đồ đến bán.
Công việc bán trà đá bình thường không quá bận rộn, nhưng vào những ngày thi này, anh Thành chồng chị đã phải nghỉ làm xe ôm để ra phụ vợ. “Cả năm có vài ngày thi, cũng phải tranh thủ thôi chú ạ,” anh Thành rít một điếu thuốc lào, cười nói.
Anh còn bảo, cạnh nhà anh cũng có người bán trà đá. Đến mùa thi, tất cả đều kéo nhau đến khu vực các trường đại học. Năm nay anh đã “đăng cai” ở trường Công đoàn, nên anh hàng xóm đã chọn khu vực Đại học Thủy lợi để bán trà đá, phục vụ “thượng đế.”
Nếu như ở khu vực Cầu Bươu, chị Lan bán 2.000 đồng/cốc trà đá [giá trung bình ở các quán trà trên phố là 3.000 đồng/cốc – PV], thì vào những ngày này, giá được đẩy lên thành 4.000 đồng - 5.000 đồng/cốc.
Chị bảo, năm ngoái khi bán ở cổng trường Đại học Kiến trúc, với những người không uống nước mà vẫn muốn… có ghế ngồi thì chị sẽ có riêng một dịch vụ “cho thuê ghế” với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/chiếc, tùy thuộc thời gian khách ngồi lâu hay chóng.
Tuy nhiên, ở khu vực Đại học Công đoàn này, người bán trà đá đông quá mà vườn cây cũng khá rộng rãi, nên việc cho thuê ghế không áp dụng được. Bởi thế, chị chỉ mua vài chục chiếc quạt giấy để bán với giá từ 7.000 đồng - 10.000 đồng/chiếc cho khách.
Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, không phải nơi nào các quán trà đá cũng được “bán thoải mái.” Tại nhiều điểm thi trên trục đường Nguyễn Trãi, lực lượng công an vào cuộc khá quyết liệt nên các quán trà đá phải lui vào trong ngõ để bán hàng.
Trước sự gắt gao trên, một số chủ quán dùng những thùng xốp đựng những chai nước suối, nước ngọt ướp đá để bán cho khách. Mỗi khi lực lượng công an đi qua, họ lại bỏ nước vào thùng để “né.”
Tuy nhiên, cho dù ở trong ngõ hay vỉa hè, thì việc “chém đẹp” vẫn diễn ra.
Tại điểm thi Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, anh Trần Văn Tính-một phụ huynh đang ngồi đợi con thi, bảo rằng mình đã phải bỏ ra 14.000 đồng để uống một cốc nước mía.
Anh kể rằng, quê ở Chương Mỹ (Hà Nội), bởi vậy hai bố con đã phải dậy từ sớm để đi thi cho kịp giờ. Và khi cậu con trai đầu lòng đang miệt mài làm bài, thì ông bố trẻ đành giết thời gian bằng việc mua tờ báo, ngồi quán nước đọc.
“Mới chỉ hôm qua, khi tôi đưa cháu đi nhận phòng thi, có uống nước mía thì giá chỉ 8.000 đồng/cốc. Đến hôm nay đã thấy người ta tăng giá đến chóng cả mặt, cốc nước thì toàn đá, nhạt thếch…” anh Tính càu nhàu.
Anh cũng cho biết thêm, do nhà ở xa nên buổi trưa hôm nay, anh sẽ không thể đưa con về nghỉ ngơi được. Hôm qua, sau khi đưa con đi nhận phòng thi, hai bố con đã tìm quanh trường xem có nhà nghỉ nào cho thuê theo giờ không, nhưng các phòng đã kín lịch. Một số khách sạn thì giá lại quá “chát” so với thu nhập của nông dân nên anh không thể đưa con vào nghỉ.
Do đó, anh Tính và cậu con trai bàn cách đi ăn ở một quán càphê nào đó có điều hòa, sau đó sẽ ngồi tại chỗ để ôn bài cho buổi thi chiều. “Không ngả lưng được, chắc cháu nó cũng mệt, nhưng có còn hơn không. Tôi chỉ sợ đến khi hai bố con tìm đến quán càphê như dự định lại không còn chỗ mà ngồi ăn thì chỉ có cách ăn xong rồi đưa cháu đến chỗ bóng cây để đợi giờ thi,” anh Tính nói./.
Kỳ Dương (Vietnam+)