Đang lau nhà, cô Son giật mình quay lại nhìn "cậu chủ" nhỏ mới học lớp hai đang chắp tay vào hông quát cô: “Cháu đã bảo cô đưa cái ôtô cho cháu đã cơ mà! Cô không nghe thấy gì à?”
Lần đầu tiên, thay vì bực bội, cô Son cảm thấy thú vị trước kiểu “người lớn” của cậu bé nhưng những lần sau đã khiến cô khó chịu vì sự thiếu lễ độ của một đứa trẻ và cảm thấy tủi hổ về thân phận làm thuê của mình.
Các kiểu “bề trên” của cô, cậu chủ nhỏ
Giống như cô Son, cô Thành giúp việc cho một gia đình ở Cầu Giấy, Hà Nội cũng từng bị những trận “đòn miệng” của "cậu chủ" nhỏ còn đi học mẫu giáo.
Cô Thành cho biết, có lần bé đòi cô lấy cho bộ xếp hình từ tầng một lên tầng ba. Cô còn đang nhặt những miếng ghép mà bé vứt tung tận trong gầm bàn thì đã nghe tiếng bé nói vọng xuống: “Sao cô chậm thế, cho cô nghỉ việc bây giờ.”
Ở một trường hợp khác, chị Hoài, giúp việc cho một gia đình ở đường Láng, Hà Nội đã không ít lần phải tròn mắt nhìn Thu, "cô chủ" nhỏ học lớp sáu lên giọng với mình.
Chị Hoài kể rằng, có lần chị vừa lau nhà xong, nền nhà còn chưa kịp khô nước thì con chó Minu từ sân chạy vào để lại những nốt chân. Chị chưa kịp lau lại vì đang chắt dở bát thuốc bắc cho cụ bà uống. Lúc đó Thu đi học về chưa hiểu sự tình thế nào đã quở trách người giúp việc lau nhà ẩu.
“Cô bé cằn nhằn rồi nhiếc móc khó nghe lắm. Cô bảo chỉ bọn nhà quê mới ẩu và bẩn vậy. Lúc đó tôi nghĩ Thu là một 'bà chủ' đanh đá, chua ngoa chứ không còn là cô bé học lớp 6 nữa,” chị Hoài buồn bã.
Còn cô Sen, giúp việc cho một gia đình ở Nguyễn Khang, Hà Nội lại cảm thấy ức chế với Lan, con gái gia đình cô đang giúp việc. Theo cô Sen, tuy không nặng lời nhưng "cô chủ" nhỏ lại có thái độ xem thường “osin.” Mỗi lần đi đâu về, Lan chào hết mọi người trong gia đình, thậm chí chào cả em mình nhưng chưa khi nào em chịu chào cô Sen.
Ngoài ra, cô Sen cũng cho biết, cô chủ nhỏ còn hay “soi” người giúp việc.
“Từ việc nhặt rau, nấu ăn đến lau nhà, rửa bát chén, tôi đều chịu sự giám sát của cháu Lan nếu cháu có mặt ở nhà khi tôi làm. Không nặng lời nhưng cháu lại có cái nhìn kỳ thị, hay nhăn mặt, bĩu môi, cứ như tôi ở quê lên thì nhếch nhác, bẩn thỉu nên đụng vào cái gì cũng bẩn,” cô Sen kể lể.
Người lớn nên làm gương
Hầu hết những người giúp việc không được những chủ nhà bậc tuổi con, cháu mình ứng xử một cách lễ độ đều cho rằng, thái độ của các em là do chúng bắt chước cách ứng xử của người lớn.
Dù buồn vì sự thiếu lễ độ của Lan nhưng cô Sen vẫn cho rằng, thái độ của em là do ảnh hưởng từ bà nội. Bà nội Lan vốn đã phản đối việc con mình thuê “osin” vì nghĩ họ là những người không đáng tin cậy. Tuy vậy, do con quá bận rộn, cháu thì tối ngày hết học chính khóa đến học thêm, bà lại già yếu, không giúp được việc cho con nên bà đành ậm ừ để con thuê người giúp việc.
Hàng ngày bà thường xuyên thực hiện việc “giám sát” cô Sen. Thi thoảng trước mặt cả nhà bà hay nhận xét người giúp việc bằng những câu hỏi như: “Cái rau này chị rửa mấy nước rồi đấy? Đừng có rửa một, hai nước như ở quê,” hay: “Tay chị rửa xà phòng chưa mà đã trộn rau, không thì xỏ đôi bao tay bằng nilông kia kìa…”
Còn ở vị trí của cô chủ nhỏ từng có cư xử thiếu lễ độ với người giúp việc đáng bậc cha mẹ mình, em Thu thừa nhận rằng, em đã chịu ảnh hưởng từ mẹ cái suy nghĩ “osin” là người làm thuê, mình đã bỏ tiền ra thuê thì có quyền đòi hỏi.
“Mẹ nói với em rằng, đã bỏ tiền ra thuê người làm thì họ cũng phải làm cho gọn gàng, sạch sẽ, đến nơi đến chốn, xứng đáng với đồng tiền mình bỏ ra. Vì vậy, họ làm không được thì mình phải nhắc nhở, chỉ bảo,” em Thu giải thích.
Không riêng Lan hay Thu, hầu hết các em trong những gia đình có người giúp việc khi được hỏi đều trả lời, cách chúng đối xử với “osin” là học theo thái độ và hành động của bố mẹ.
Dù cố gắng bỏ qua mặc cảm về thân phận người giúp việc để những công việc hàng ngày phải làm cho nhà chủ không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa tình nhưng cách ứng xử vô tình của các cô, cậu chủ nhỏ đã khiến cho không ít “osin” phải chạnh lòng, tủi hổ.
Một câu chuyện buồn, cô giáo chủ nhiệm lớp 10 của trường học thuộc quận Đống Đa, Hà Nội đã kể lại, hôm nhận lớp, cô đề nghị từng học sinh đứng dậy giới thiệu về mình. Có học trò thì nói em ghét nhất là chuột, có em lai bảo ghét nhất sâu bọ… Bỗng có một học sinh, đứng dậy cho biết em ghét nhất là “osin” nhà mình. Sau đó, đến nửa lớp ồ lên tán đồng.
Theo lời nhận xét của cô giáo này, thái độ như vậy của các em là một điều đáng quan ngại.
“Có thể do các em chủ ý hay bị ảnh hưởng từ cách ứng xử của người lớn với người giúp việc trong gia đình nhưng cách nghĩ của các em đã chứng tỏ một thái độ thiếu tôn trọng người lao động. Điều này, tôi sợ rằng sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc hoàn thiện nhân cách của các em,” cô giáo nhận xét.
Ngày nay, việc thuê “osin” đã trở thành phổ biến trong xã hội, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng ứng xử với người giúp việc một cách trân trọng như hai “đối tác” cần nhau. Những hành động của cha mẹ sẽ tác động đến cách ứng xử của con cái đối với thành phần lao động là “osin.”
Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn tâm lý, Đào tạo phát triển cá nhân và cộng đồng) phân tích rằng, ở nước ngoài, đội ngũ người giúp việc đã được thừa nhận và đào tạo thành một nghề, họ được học văn hóa ứng xử, biết vị trí của mình để có cách ăn nói, ý tứ, hành động thích hợp... Còn ở Việt Nam, “osin” vẫn là nghề tự phát, nhất là những người giúp việc xuất thân từ nông thôn vốn quen nếp sống ở miền quê nên ra phố có nhiều điều chưa hòa hợp được với nhà chủ.
Tuy nhiên, việc bố mẹ để con cái bắt chước mình coi thường người giúp việc, xét về mặt đạo đức, ứng xử thì vẫn không nên.
Bản thân những người giúp việc cũng mong được sự tin tưởng và tôn trọng từ chủ nhà như trường hợp cuả cô Thi, một “osin” cho gia đình ở Trương Định, Hà Nội. Cô Thi tâm sự: “Chị chủ rất quý mình, hôm Tết xong, chị còn về tận quê đón mình lên nhà. Mình rất hãnh diện và thật ấm áp khi các con chị cũng xem mình như một người thân”./.
Lần đầu tiên, thay vì bực bội, cô Son cảm thấy thú vị trước kiểu “người lớn” của cậu bé nhưng những lần sau đã khiến cô khó chịu vì sự thiếu lễ độ của một đứa trẻ và cảm thấy tủi hổ về thân phận làm thuê của mình.
Các kiểu “bề trên” của cô, cậu chủ nhỏ
Giống như cô Son, cô Thành giúp việc cho một gia đình ở Cầu Giấy, Hà Nội cũng từng bị những trận “đòn miệng” của "cậu chủ" nhỏ còn đi học mẫu giáo.
Cô Thành cho biết, có lần bé đòi cô lấy cho bộ xếp hình từ tầng một lên tầng ba. Cô còn đang nhặt những miếng ghép mà bé vứt tung tận trong gầm bàn thì đã nghe tiếng bé nói vọng xuống: “Sao cô chậm thế, cho cô nghỉ việc bây giờ.”
Ở một trường hợp khác, chị Hoài, giúp việc cho một gia đình ở đường Láng, Hà Nội đã không ít lần phải tròn mắt nhìn Thu, "cô chủ" nhỏ học lớp sáu lên giọng với mình.
Chị Hoài kể rằng, có lần chị vừa lau nhà xong, nền nhà còn chưa kịp khô nước thì con chó Minu từ sân chạy vào để lại những nốt chân. Chị chưa kịp lau lại vì đang chắt dở bát thuốc bắc cho cụ bà uống. Lúc đó Thu đi học về chưa hiểu sự tình thế nào đã quở trách người giúp việc lau nhà ẩu.
“Cô bé cằn nhằn rồi nhiếc móc khó nghe lắm. Cô bảo chỉ bọn nhà quê mới ẩu và bẩn vậy. Lúc đó tôi nghĩ Thu là một 'bà chủ' đanh đá, chua ngoa chứ không còn là cô bé học lớp 6 nữa,” chị Hoài buồn bã.
Còn cô Sen, giúp việc cho một gia đình ở Nguyễn Khang, Hà Nội lại cảm thấy ức chế với Lan, con gái gia đình cô đang giúp việc. Theo cô Sen, tuy không nặng lời nhưng "cô chủ" nhỏ lại có thái độ xem thường “osin.” Mỗi lần đi đâu về, Lan chào hết mọi người trong gia đình, thậm chí chào cả em mình nhưng chưa khi nào em chịu chào cô Sen.
Ngoài ra, cô Sen cũng cho biết, cô chủ nhỏ còn hay “soi” người giúp việc.
“Từ việc nhặt rau, nấu ăn đến lau nhà, rửa bát chén, tôi đều chịu sự giám sát của cháu Lan nếu cháu có mặt ở nhà khi tôi làm. Không nặng lời nhưng cháu lại có cái nhìn kỳ thị, hay nhăn mặt, bĩu môi, cứ như tôi ở quê lên thì nhếch nhác, bẩn thỉu nên đụng vào cái gì cũng bẩn,” cô Sen kể lể.
Người lớn nên làm gương
Hầu hết những người giúp việc không được những chủ nhà bậc tuổi con, cháu mình ứng xử một cách lễ độ đều cho rằng, thái độ của các em là do chúng bắt chước cách ứng xử của người lớn.
Dù buồn vì sự thiếu lễ độ của Lan nhưng cô Sen vẫn cho rằng, thái độ của em là do ảnh hưởng từ bà nội. Bà nội Lan vốn đã phản đối việc con mình thuê “osin” vì nghĩ họ là những người không đáng tin cậy. Tuy vậy, do con quá bận rộn, cháu thì tối ngày hết học chính khóa đến học thêm, bà lại già yếu, không giúp được việc cho con nên bà đành ậm ừ để con thuê người giúp việc.
Hàng ngày bà thường xuyên thực hiện việc “giám sát” cô Sen. Thi thoảng trước mặt cả nhà bà hay nhận xét người giúp việc bằng những câu hỏi như: “Cái rau này chị rửa mấy nước rồi đấy? Đừng có rửa một, hai nước như ở quê,” hay: “Tay chị rửa xà phòng chưa mà đã trộn rau, không thì xỏ đôi bao tay bằng nilông kia kìa…”
Còn ở vị trí của cô chủ nhỏ từng có cư xử thiếu lễ độ với người giúp việc đáng bậc cha mẹ mình, em Thu thừa nhận rằng, em đã chịu ảnh hưởng từ mẹ cái suy nghĩ “osin” là người làm thuê, mình đã bỏ tiền ra thuê thì có quyền đòi hỏi.
“Mẹ nói với em rằng, đã bỏ tiền ra thuê người làm thì họ cũng phải làm cho gọn gàng, sạch sẽ, đến nơi đến chốn, xứng đáng với đồng tiền mình bỏ ra. Vì vậy, họ làm không được thì mình phải nhắc nhở, chỉ bảo,” em Thu giải thích.
Không riêng Lan hay Thu, hầu hết các em trong những gia đình có người giúp việc khi được hỏi đều trả lời, cách chúng đối xử với “osin” là học theo thái độ và hành động của bố mẹ.
Dù cố gắng bỏ qua mặc cảm về thân phận người giúp việc để những công việc hàng ngày phải làm cho nhà chủ không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa tình nhưng cách ứng xử vô tình của các cô, cậu chủ nhỏ đã khiến cho không ít “osin” phải chạnh lòng, tủi hổ.
Một câu chuyện buồn, cô giáo chủ nhiệm lớp 10 của trường học thuộc quận Đống Đa, Hà Nội đã kể lại, hôm nhận lớp, cô đề nghị từng học sinh đứng dậy giới thiệu về mình. Có học trò thì nói em ghét nhất là chuột, có em lai bảo ghét nhất sâu bọ… Bỗng có một học sinh, đứng dậy cho biết em ghét nhất là “osin” nhà mình. Sau đó, đến nửa lớp ồ lên tán đồng.
Theo lời nhận xét của cô giáo này, thái độ như vậy của các em là một điều đáng quan ngại.
“Có thể do các em chủ ý hay bị ảnh hưởng từ cách ứng xử của người lớn với người giúp việc trong gia đình nhưng cách nghĩ của các em đã chứng tỏ một thái độ thiếu tôn trọng người lao động. Điều này, tôi sợ rằng sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc hoàn thiện nhân cách của các em,” cô giáo nhận xét.
Ngày nay, việc thuê “osin” đã trở thành phổ biến trong xã hội, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng ứng xử với người giúp việc một cách trân trọng như hai “đối tác” cần nhau. Những hành động của cha mẹ sẽ tác động đến cách ứng xử của con cái đối với thành phần lao động là “osin.”
Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn tâm lý, Đào tạo phát triển cá nhân và cộng đồng) phân tích rằng, ở nước ngoài, đội ngũ người giúp việc đã được thừa nhận và đào tạo thành một nghề, họ được học văn hóa ứng xử, biết vị trí của mình để có cách ăn nói, ý tứ, hành động thích hợp... Còn ở Việt Nam, “osin” vẫn là nghề tự phát, nhất là những người giúp việc xuất thân từ nông thôn vốn quen nếp sống ở miền quê nên ra phố có nhiều điều chưa hòa hợp được với nhà chủ.
Tuy nhiên, việc bố mẹ để con cái bắt chước mình coi thường người giúp việc, xét về mặt đạo đức, ứng xử thì vẫn không nên.
Bản thân những người giúp việc cũng mong được sự tin tưởng và tôn trọng từ chủ nhà như trường hợp cuả cô Thi, một “osin” cho gia đình ở Trương Định, Hà Nội. Cô Thi tâm sự: “Chị chủ rất quý mình, hôm Tết xong, chị còn về tận quê đón mình lên nhà. Mình rất hãnh diện và thật ấm áp khi các con chị cũng xem mình như một người thân”./.
Thiên Linh (Vietnam+)