Cần phải quản lý chặt đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và tạo môi trường mở cho các nhà đầu tư khác trong xây dựng là vấn đề cấp bách khi sửa đổi Luật Xây dựng là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự hội thảo về dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi).
Tại hội thảo do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức ngày 27/9, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh sau 10 năm thực hiện, Luật có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, chắc chắn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng các công trình xây dựng.
Luật góp phần quan trọng tạo môi trường pháp lý quản lý chặt chẽ nguồn vốn nhà nước, huy động các nguồn lực xã hội từ đó từng bước khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Thực tế đang có nhiều vấn đề được coi là nghịch lý trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam, như thi công công trình chậm chạp, trong khi ở nước ngoài thi công rất nhanh. Đặc biệt, các công trình càng nhỏ, ở vùng sâu, vùng xa càng thất thoát lớn.
Chỗ trống của Luật Xây dựng là thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về đầu tư thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ tham gia góp ý kiến.
Luật Xây dựng hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, tạo lỗ hỗng ảnh hưởng đến chất lượng các công trình, hiệu quả trong đầu tư xây dựng. Vốn đầu tư xây dựng chiếm tới 80% vốn đầu tư của xã hội, nhưng việc đầu tư trong thời gian qua còn tự phát, mang tính phong trào, dàn trải, thiếu quy hoạch vùng, kế hoạch nên tạo hậu qủa lớn như nợ đọng, bất động sản rơi vào thời kỳ khó khăn nhất.
Chủ đầu tư công trình nếu không thực hiện được thì giao cho công ty tư vấn, nên hai bên dễ thông đồng tư lợi.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam nêu rõ đối với nguồn vốn nhà nước, chuẩn bị đầu tư để quyết định đầu tư là khâu rất quan trọng nhưng đang là khâu thất thoát lãng phí nhất, nên sửa Luật phải chú trọng đến khâu tiền kiểm.
[Dự án Luật Xây dựng sửa đổi đầy đủ và kỹ lưỡng]
Đặc biệt, Luật phải sửa đổi theo hướng có chế tài quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nhà nước, đồng thời phải tạo cơ chế mở, bình đẳng để thu hút các nhà đầu tư vốn tư nhân, nước ngoài, nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Cải cách thủ tục hành chính để giảm thời gian thực hiện dự án. Một điểm quan trọng nữa là Luật phải chi tiết chế độ công khai minh bạch thông tin, cũng như quy hoạch để mọi chủ thề, người dân… được biết cùng nghiên cứu, tư vấn giám sát.
Về quy hoạch, Luật nên xây dựng gồm 3 loại quy hoạch vùng, đô thị, nông thôn. Phân cấp nhà nước của các bộ chuyên ngành và đấu thầu theo lĩnh vực (có nghị định riêng về từng lĩnh vực như xây dựng, y tế, mua sắm hàng hóa, nghiên cứu khoa hoc, sử dụng đất….
Cá nhân hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và nên giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp. Cần có quy định trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ tịch tập đoàn, chủ đầu tư dự án vốn nhà nước…
Nhiều đại biểu đồng tình với quan điểm năng lực doanh nghiệp hoạt động xây dựng phát triển mạnh nhưng chất lượng, năng lực yếu kém. Chưa có những quy định bắt buộc kiểm soát năng lực doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng.
Công trình xây dựng là sản phẩm đặc biệt, phi tiêu chuẩn cần phải được tiền thẩm định. Giai đoạn đưa vào sử dụng, đầu tư không đồng bộ, hiệu quả thấp, không hết công suất do nguồn nguyên liệu, cung cầu không phù hợp. Công tác duy tu, bảo trì kém nên chất lượng công trình xuống cấp.
Quản lý vốn đầu tư nhà nước theo chế độ ủy quyền cho chủ đầu tư quản lý nên rất cần chế tài tăng cường quản lý chéo, khắc phục tình trạng gây lãng phí, thất thoát, thậm chí tham nhũng.
Việc sửa đổi luật nên tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển khác khi sử dụng hình thức bảo hiểm công trình để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng công trình. Theo đó, cơ quan bảo hiểm sẽ giám sát công trình cùng nhà đầu tư giúp chất lượng công trình xây dựng được nâng cao./.
Tại hội thảo do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức ngày 27/9, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh sau 10 năm thực hiện, Luật có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, chắc chắn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng các công trình xây dựng.
Luật góp phần quan trọng tạo môi trường pháp lý quản lý chặt chẽ nguồn vốn nhà nước, huy động các nguồn lực xã hội từ đó từng bước khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Thực tế đang có nhiều vấn đề được coi là nghịch lý trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam, như thi công công trình chậm chạp, trong khi ở nước ngoài thi công rất nhanh. Đặc biệt, các công trình càng nhỏ, ở vùng sâu, vùng xa càng thất thoát lớn.
Chỗ trống của Luật Xây dựng là thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về đầu tư thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ tham gia góp ý kiến.
Luật Xây dựng hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, tạo lỗ hỗng ảnh hưởng đến chất lượng các công trình, hiệu quả trong đầu tư xây dựng. Vốn đầu tư xây dựng chiếm tới 80% vốn đầu tư của xã hội, nhưng việc đầu tư trong thời gian qua còn tự phát, mang tính phong trào, dàn trải, thiếu quy hoạch vùng, kế hoạch nên tạo hậu qủa lớn như nợ đọng, bất động sản rơi vào thời kỳ khó khăn nhất.
Chủ đầu tư công trình nếu không thực hiện được thì giao cho công ty tư vấn, nên hai bên dễ thông đồng tư lợi.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam nêu rõ đối với nguồn vốn nhà nước, chuẩn bị đầu tư để quyết định đầu tư là khâu rất quan trọng nhưng đang là khâu thất thoát lãng phí nhất, nên sửa Luật phải chú trọng đến khâu tiền kiểm.
[Dự án Luật Xây dựng sửa đổi đầy đủ và kỹ lưỡng]
Đặc biệt, Luật phải sửa đổi theo hướng có chế tài quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nhà nước, đồng thời phải tạo cơ chế mở, bình đẳng để thu hút các nhà đầu tư vốn tư nhân, nước ngoài, nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Cải cách thủ tục hành chính để giảm thời gian thực hiện dự án. Một điểm quan trọng nữa là Luật phải chi tiết chế độ công khai minh bạch thông tin, cũng như quy hoạch để mọi chủ thề, người dân… được biết cùng nghiên cứu, tư vấn giám sát.
Về quy hoạch, Luật nên xây dựng gồm 3 loại quy hoạch vùng, đô thị, nông thôn. Phân cấp nhà nước của các bộ chuyên ngành và đấu thầu theo lĩnh vực (có nghị định riêng về từng lĩnh vực như xây dựng, y tế, mua sắm hàng hóa, nghiên cứu khoa hoc, sử dụng đất….
Cá nhân hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và nên giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp. Cần có quy định trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ tịch tập đoàn, chủ đầu tư dự án vốn nhà nước…
Nhiều đại biểu đồng tình với quan điểm năng lực doanh nghiệp hoạt động xây dựng phát triển mạnh nhưng chất lượng, năng lực yếu kém. Chưa có những quy định bắt buộc kiểm soát năng lực doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng.
Công trình xây dựng là sản phẩm đặc biệt, phi tiêu chuẩn cần phải được tiền thẩm định. Giai đoạn đưa vào sử dụng, đầu tư không đồng bộ, hiệu quả thấp, không hết công suất do nguồn nguyên liệu, cung cầu không phù hợp. Công tác duy tu, bảo trì kém nên chất lượng công trình xuống cấp.
Quản lý vốn đầu tư nhà nước theo chế độ ủy quyền cho chủ đầu tư quản lý nên rất cần chế tài tăng cường quản lý chéo, khắc phục tình trạng gây lãng phí, thất thoát, thậm chí tham nhũng.
Việc sửa đổi luật nên tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển khác khi sử dụng hình thức bảo hiểm công trình để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng công trình. Theo đó, cơ quan bảo hiểm sẽ giám sát công trình cùng nhà đầu tư giúp chất lượng công trình xây dựng được nâng cao./.
Minh Nguyệt (TTXVN)